Dưới đây là bài phân tích bài thơ Nghe mưa (Thính vũ) của ức Trai.
Gợi ý
Bài thơ Nghe mưa (Thính vũ) được xếp vào đầu tập thơ “ức Trai thi tập’’. Học giả Đào Duy Anh đưa bài thơ này vào phần “ Thơ làm trong khi chưa thành công” của Nguyễn Trãi.
Nghe mưa được viết theo thể ngũ ngôn bát cú Đường luật có 4 vần (thanh – canh thanh minh). Bản dịch thơ theo nguyên điệu:
Vò võ trai phòng vắng,
Suốt đêm nghe tiếng mưa.
Não nùng rung gối khách,
Thánh thót mấy canh dư.
Cách trúc khua song nhặt,
Hoà chuông động giấc mơ.
Ngâm rồi vẫn chẳng ngủ,
Đứt nối đến tờ mờ.
(Đào Duy Anh dịch)
Bài thơ nói lên nỗi niềm thao thức của thi nhân một đêm mưa lưu lạc nơi đất khách quê người.
Vò võ trai phòng vắng,
Suốt đêm nghe tiếng mưa.
2.Bốn câu thơ tiếp theo tả âm thanh tiếng mưa rơi từ ngoài trời đưa vào nhà. Có tiếng mưa rơi “não nùng” buồn thấm thía, làm cho khách (nhà thơ) trằn trọc; “kinh động” cả chiếc gối. Có giọt mưa “thánh thót” nghe rõ từng tiếng, từng giọt rơi xuống cây lá, rơi xuống đất, lê thê, triền miên suốt mấy canh dài. Có tiếng mưa khua nhặt, gõ nhanh vào cửa sổ cách bụi trúc. Hình như có khóm trúc lay động, run trong mưa ? Có tiếng mưa rơi đều đều hòa với tiếng chuông (tiếng giọt rồng của đồng hồ nước ?) vẳng vào giấc mơ…
Câu thơ nào cũng có tiếng mưa rơi. Trường độ tiếng mưa rơi là “suốt mấy canh tàn”, mưa thâu đêm. Tác động của tiếng mưa, khi thì làm “rung gối khách”‘, khi thì khua nhật” vào cửa sổ cách khóm trúc, khi thì hòa với tiếng chuông vẳng vào giấc mơ. Mỗi một tiếng mưa rơi là một nỗi buồn của khách tha hương. Hình như nhà thơ nằm lắng nghe và đếm tiếng mưa rơi thâu canh:
Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết đi như một bản sao
Khuyết danh