Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Những trường hợp cần phải làm văn bản thông báo:
+ Khi có một kế hoạch cần triển khai.
+ Khi có một sự kiện, sự việc cần thông báo rộng rãi…
Nội dung và thể thức của một thông báo:
Văn bản thông báo phải theo đúng thể thức hành chính: có quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, người thông báo và chức vụ, người nhận… Nếu văn bản thông báo do một cơ quan có thẩm quyền gửi đi thì trên thông báo đó còn phải ghi rõ tên cơ quan, số công văn, chữ ký của thủ trưởng cơ quan và đóng dấu thì văn bản đó một có hiệu lực.
Những điểm giống và khác nhau giữa văn bản thông báo và văn bản tường trình :
+ Giống nhau : đều là những văn bản thuộc loại hành chính; đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận)
+ Khác nhau : Nội dung thông báo là nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia. Nội dung tường trình là nhằm để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Tình yêu là gì? Ta gặp trên đường một chàng trai trẻ đang yêu. Mũ chàng cũ, áo chàng sờn, rách lòi cả khuỷu, nước thấm vào giày chàng, nhưng tinh tú thấm vào hồn chàng.
What is love? I have met in the streets a very poor young man who was in love. His hat was old, his coat worn, his cloak was out at the elbows, the water passed through his shoes and the stars through his soul.
Victor Hugo