XtGem Forum catalog

Phân tích bài thơ “Hai chữ nước nhà ” của Trần Tuấn Khải




Dưới đây là bài phân tích bài thơ “ Hai chữ nước nhà ” của Trần Tuấn Khải.


Phân tích bài thơ “Hai chữ nước nhà ” của Trần Tuấn Khải
Hai chữ nước nhà

Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước, qua đó mà thức tỉnh tinh thần của đồng bào. Ở những năm đầu thế kỉ XX, ông là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu với giọng điệu bi tráng, thống thiết. Hai chữ nước nhà là tác phẩm tiêu biểu của ông. Dưới hình thức song thất lục bát, bài thơ Hai chữ nước nhà để lại một ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong lòng người đọc. “Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi một điệu thơ song thất lục bát để toát, để thoát, xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn” (Xuân Diệu).











Cuộc chia tay cảm động giữa hai cha con Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan trong bài thơ là những khoảnh khắc đặc biệt, có sức lay động lớn đã được Trần Tuấn Khải sử dụng để kí thác tâm trạng, cảm xúc hiện tại, thực của mình. Lời trăng trối của người cha đối với con khi vĩnh biệt trĩu nặng ân tình, nhuốm đậm những đau thương. Tiếng lòng sầu thảm, ai oán kia khi thì trùng điệp dồn nén, khi thì da diết xót xa. Tác giả quả là đã không uổng công chút nào khi lựa chọn âm điệu phong phú của thể thơ song thất lục bát để dồn tả những tiếng lòng ấy.


Có thể hình dung bố cục của văn bản trích Hai chữ nước nhà thành ba phần. Phần 1 (8 câu thơ đầu): diễn tả tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau lòng; phần 2 (20 câu tiếp): phác họa tình cảnh đau thương tang tóc của đất nước; phần 3 (8 câu thơ còn lại): xót phận mình bất lực, người cha trao gửi cho con tâm nguyện cứu nước. Đi vào tìm hiểu từng phần ta sẽ cảm nhận được mạch xúc cảm thống thiết, chân thành của bài thơ.


Ở 8 câu thơ đầu, tác giả gợi ra bối cảnh không gian biên ải ảm đạm, hun hút và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bốn câu đầu là không gian chia li:



Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,


Cõi giời nam gió thảm đìu hiu.


Bốn bề hổ thét chim kêu,


Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.


Trong cuộc ra đi không có ngày trở lại thì biên ải này chính là điểm mà Nguyễn Phi Khanh vĩnh biệt tổ quốc, quê hương, vĩnh biệt người con thân yêu của mình. Tâm trạng của kẻ sắp ra đi vĩnh viễn phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút, ảm đạm một màu tang tóc, thê lương. Tâm sầu, cảnh sầu cũ khơi gợi lẫn nhau thành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc. Đoạn thơ này tạo ra không khí chung cho toàn bài, không khí thời cuộc năm xưa (thời Phi Khanh – Nguyễn Trãi) và cũng là không khí của xã hội Việt Nam những năm 20 thế kỉ XX. Bốn câu tiếp đầm đìa máu lệ:



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Hai người đánh nhau thì sẽ có một người bị đánh.
Ngạn ngữ Nam Phi
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên