Snack's 1967

Hãy phân tích bài thơ “Thuật hứng 24” của Nguyễn Trãi. (Bài 1)




Dưới đây là bài phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi. (Bài 1)


Nguyễn Trãi (1380-1442) là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời Đại Việt trong thế kỷ 15. “Quốc âm thi tập” và “ức Trai thi tập” là hai kiệt tác trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam. Trong Quốc âm thi tập” – là tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được, gồm có 254 bài – Nó như ánh hào quang của ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên kỉ của dân tộc.









“Quốc âm thi tập” nhìn chung không có tên bài riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tụ thán, Tức sự, Bào kính cảnh giới, V.I… Đây là bài thơ sô’ 24 trong chùm thơ Thuật hứng 25 bài:


“Công danh đã được hợp về nhàn,


Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.


Ấn tượng đầu tiên khi đọc “Quốc âm thi tập” cũng như đọc bài thơ này là ta cảm nhận một lối diễn đạt bình dị, thâm trầm, một hệ thống từ cổ nay ít dùng, tưởng như âm vang “rì rầm trong tiếng đất” của ông cha từ nghìn xưa “vọng nói về”.


Mờ đầu bài thơ, ức Trai nói lên tám thế của mình trước bước ngoặt cuộc đời:


“Công danh đã được hợp về nhàn


Lành dữ âu chi thế nghị khen ”


“Hợp” nghĩa là “nên”, là “đáng”; “âu chi” nghĩa là “lo chi”. Nguyễn Trãi là cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán đã từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). Ông là mưu sĩ của Lê Lợi trong mười năm kháng chiến chống giặc Minh “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”, từng làm chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê. Ông là một anh hùng dân tộc văn võ song toàn, đúng là “công danh đã được”, về sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép. “Lưng khôn uốn, lộc nên từ”, ông đã vứt bỏ mọi công danh, tự giận lòng mình: “hợp về nhàn”, nên về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hòa với tạo vật.



, ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Trái tim đang yêu là sự thông thái chân thực nhất.
A loving heart is the truest wisdom.
Charles Dickens
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên