Đề bài: Cảm nhận của em về trích đoạn Hai cây phong(Trích truyện “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp)
Trích đoạn này đã thể hiện một cách đằm thắm, thiết tha tình yêu cố hương, biểu lộ lòng biết ơn người thầy đầu tiên đã trồng cây và trồng người nơi thảo nguyên hoang vu mênh mông.
Nhớ làng Ku-ku-rêu đối với đứa con xa quê trở về là nhớ hai cây phong trên đồi cao ở đầu làng. Họa sĩ biết hai cây phong “từ thuở bắt đầu biết mình ”, một sự gắn bó thiết tha với cả một đời người. Hai cây phong lớn “như những ngọn hải đăng đặt trên núi” tìrn gây ấn tượng đối với bất cứ ai, dù “đi từ phía nào” đến thăm làng Ku-ku-rêu, Riêng đối với họa sĩ, mỗi lần về thăm quê nhà đã “từ xa đưa mắt nhìn hai cây phong thân thuộc: ấy” và lự coi đó là “bổn phận đầu tiên” của mình. Với họa sĩ, tình yêu quê hương đã chan hòa, đã gắn bó với tình thương nhớ hai cây phong lớn đầu làng.
Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nhớ “với một nỗi buồn da diết”; nên càng về gần tới làng lại càng nhớ. Đứa con li hương tự hỏi thầm lòng mình: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy ? Mong sao -chóng về tới làng; chóng lên đồi mà đến với hai cây phong “. Và hạnh phúc biết bao đối với đứa con xa quê lâu ngày mới trở về, được “đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất “.
Nhớ cây phong đối với khách tha hương là nhớ “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm diu” của nó. Nhớ cây phong là nhớ dáng hình của nó, nhớ thân cây “nghiêng ngà”. nhớ âm thanh “rì rào” của lá cành “lay động” cả ban ngày hay ban đêm. Ai-ma-tốp dã sáng tạo nên hàng loạt ẩn dụ. so sánh và nhân hóa để gợi tả và biểu cảm về ‘‘tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng” của hai cây phong quê nhà: “như một làn sóng thủy triều dáng lên, vỗ vào bãi cát”, “như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành, như một đốm lửa vô hình”… Có lúc Hai cây phong tưởng như đang trầm tư “bỗng im bặt một thoáng” rồi “lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”… Nếu cây tre, luỹ tre làng ta, trong “Bão bùng thân bọc lấy thân – Tay ôm tay níu tre gắn nhau thêm” (Nguyễn Duy), thì cây phong làng Ku- ku-rêu, cây phong thảo nguỵên trong mây đen và bão dông bị xô gãy cành”, nó vẫn “dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” Hai cây phong có một sức sống vô cùng mãnh liệt, biểu tượng cho bao phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương, con người thảo nguyên.
Đây Là một đoạn văn hay nhất, giàu hình tượng và biểu cảm nhất nói về hai cây phong, thể hiện một sự tưởng tượng kì diệu, phong phú, với tất cả tình yêu nồng hậu đối với hoa cỏ, cây lá; một đoạn văn đáng học thuộc, đáng nhớ:
… “Trong làng tôi không thiếu gì các loại , nhưng Hai cây phong này khác hẳn… và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.
Họa sĩ yêu hai cây phong quê nhà với tất cả tấm lòng và tình nghĩa thủy chung, như ông đã tâm sự: “Tuổi trẻ của tôi dã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”. “Mảnh vỡ của chiếc gương thân xanh” ấy là tâm hồn tuổi thơ vô cùng trong sáng.
Phân hai trích đoạn Hai cây phong, tác giả kết hợp tự sự với miêu tả. nhắc lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Hoài niệm tuổi thơ về quê hương bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần đi xa nhớ quê là nhớ hương vị đậm đà “nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”, là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, sân đình, là nhớ dòng sông quê mẹ với bao kỉ niệm một thời thơ bé:
“Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ… “
Cuộc sống không cho bạn tất cả những gì bạn mơ ước, nhưng cuộc sống cho bạn quyền được lựa chọn ước mơ và quyền được thực hiện nó.
Khuyết danh