Pair of Vintage Old School Fru

Cảm nhận của em về bài thơ “Cáo tật thị chúng” (Có bệnh bảo mọi người) của Mãn Giác Thiền Sư.




Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) của Mãn Giác Thiền Sư.


Về thời nhà Lý (1009-1225) Thăng Long trở thành kinh đô nước Đại Việt. Sau chiến thắng sông Cầu – Như Nguyệt (1076), nền độc lập của Tổ quốc ta được củng cố, ý thức dân tộc phát triển mạnh mẽ. Việc học hành được mở mang. Kinh tế nông nghiệp-và thủ công nghiệp phát triển khá phồn thịnh. Đạo Phật trở thành quốc giáo. Việc xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật,… diễn ra sôi nổi khắp mọi nơi. Các vua nhà Lý rất sùng bái đạo Phật. Nhiều vị Thiền sư, được triều đình trọng vọng. Họ là những con người lỗi lạc, đức trọng, tài cao, giỏi thơ văn, tên tuổi sáng ngời sử sách.









Trong số đó, Thiền Sư Mãn Giác (1052-1096) là một vị cao tăng mang tâm hồn thi sĩ tuyệt đẹp. Bài Cáo tật thị chúng được vị Thiền Sư đọc cho các đệ tử nghe, khi ông lâm bệnh trọng, trước lúc qua đời. Vốn là một bài kệ (kinh kệ) hàm chứa triết lí đạo Phật cao sâu, nhưng lại tươi mát, gợi cảm, đầy thi vị. Nguyên tác bằng chữ Hán. đây là bản dịch thơ:


Xuân ruổi trăm hoa rụng

Xuân tới, trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước một nhành mai


(Ngô Tất TỐ dịch)


Bài kệ – thơ đã nói lên quy luật của sự sống và sự vận động: của thiên nhiên, biểu lộ tâm thế của nhà sư trước quy luật sinh tử ớ cõi nhân gian.


Cáo tật thị chúng gồm 6 câu, cứ 2 câu kết thành một liên đáng đối, hài hòa để lại nhiều ấn tượng và thú vị.



  1. Hai câu đầu nói lên sự tuần hoàn của bốn mùa, tiêu biểu là sự chuyển vần của mùa xuân. Mỗi độ xuân về, trăm hoa nở (bách hoa khai) đua sắc khoe hương. Hình ảnh “trăm hoa cười” tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, cho vẻ đẹp của cây cỏ thiên nhiên và mùa xuân. Nhựa sống mùa xuân, hương sắc mùa xuân… còn gì đẹp hơn ? Và khi mùa xuân đi qua, ngày tháng sẽ trôi nhanh theo mùa hạ, chợt sang mùa thu rồi đến mùa đông, chẳng bao lâu lại trở về mùa xuân… cỏ cây, hoa lá, tạo vật cũng biến đổi. sinh trưởng hay phai tàn theo 4 mùa, năm tháng. Khi mùa xuân trôi qua, “trăm hoa rụng” (bách hoa lạc) theo quy luật của tư nhiên. Hai câu thơ mang màu sắc triết lí, khái quát quy luật tồn tại của thiên nhiên và sự vận động của thời gian. Mùa xuân cũng như sự sống thiên nhiên bất tận: “xuân qua” rồi xuân tới”, “hoa nở” rồi “hoa tàn”,… Mùa xuân là vĩnh hằng. Có cây, trâm hoa cũng như vạn vật, con người đều bị chi phối theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên:


“Xuân qua, trăm hoa rụng.


Xuân tới, trăm hoa cười.”


Bước đi của mùa xuân “qua … tới”, cũng như trăm hoa “rụng … nà…”, một lối nói đầy cảm xúc, làm cho câu kệ vốn khó khăn đã trở thành câu thơ đẹp và hay. Qua đó, ta thấy tâm hồn vị Thiền Sư quả là đẹp và yêu đời !



, ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Tình yêu đầu giống như loại vắc xin cứu người ta khỏi nhận được sự than phiền lần thứ hai.
First love is a kind of vaccination which saves a man from catching the complaint the second time.
Balzac
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên