Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt. Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học : Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)…
Câu 2. Bài thơ bốn câu thật tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái, pha chút đùa hóm hình, tất cả toát lên một cảm giác vui thích sảng khoái.
Câu thơ đầu có giọng điệu thật thoải mái, phơi phới, cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, hòa điệu nhịp nhàng với nhịp sống núi rừng :
Sáng ra bờ suối / tối vào hang. Câu thơ ngắt nhịp 4/3, tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp : sáng ra, tối vào…
Câu thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó, có thêm nét vui đùa : lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa ‘cháo bẹ, rau măng’ luôn có sẵn : Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Có người hiểu câu thơ này là dù phải ăn chỉ có cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Hiểu như vậy không sai về ngữ pháp nhưng không phù hợp với tinh thần chung, giọng điệu chung (đùa vui, thoải mái) của bài thơ, cũng tức là không thật phù hợp với cảm xúc của tác giả.
Trong câu thứ ba, hình tượng người chiến sĩ bỗng nổi bật, như được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe, đầy ấn tượng :
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Sự dân chủ luôn luôn đùa giỡn chúng ta với sự đối lập giữa lý tưởng của nó và hiện thực, giữa những khả năng huy hoàng và những thành tựu thảm hại.
Democracy forever teases us with the contrast between its ideals and its realities, between its heroic possibilities and its sorry achievements.
Agnes Repplier