Disneyland 1972 Love the old s

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì?

Đề bài: Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng. Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?


Bài viết









“Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì?


Nhân dân ta vốn có truyền thống nhân ái, thương người như thể thương thân. Cùng với truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm cũng như những truyền thống tốt đẹp khác đã làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tinh tế và tình cảm, cha ông xưa đã gửi gắm lời nhắc nhở con cháu đời sau trong những hình ảnh ví von đầy sức thuyết phục:


Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Người trong một nước phải thương nhau cùng


Hình ảnh nhiễu điều phủ lên giá gương tuy không còn phổ biến nhưng lại rất quen thuộc đối với người xưa. Chúng vừa có tác dụng trang hoàng nhà cửa, vừa là vật dụng hữu ích. Nhiễu điều là một loại lụa màu đỏ. Giá gương – đồ dùng làm bằng gỗ – có khi trạm khắc cầu kì, để đổ tấm gương soi. Ý nghĩa chúng mang lại ở chỗ giá gương phải có tấm nhiễu điều phủ lên thì mới đẹp, mới bền, gương mơi trong, mới sáng. Và tấm nhiễu điều ấy chỉ có một vị trí xứng đáng, trang trọng là phủ lên giá gương. Sự quấn quýt che chở, ôm ấp lấy nhau đã tạo nên giá trị cả hai. Mượn hình ảnh nhiễu điều phủ lấy giá gương cha ông ta đã khuyên nhủ con cháu, người trong một nước phải biết bảo vệ, đùm bọc lấy nhau. Lời nhắc nhở đó thật sâu sắc, thật thấu tình đạt lí.


Ngay từ khi cắp sách tới trường, mỗi trẻ em đều tự hào về dòng giống con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam. Và chúng ta cũng hiểu vì sao Bác Hồ đã nhắc đến những người dân Việt bằng hai tiếng thân thương: đồng bào. Khắp nơi trên đất nước đều là dân tộc anh em, được nở ra từ cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Người trong một nước tức là người có chung nguồn gốc lịch sử, chung tổ tiên cội nguồn. Họ không chỉ sống trên một lãnh thổ mà còn nói chung một thứ tiếng, chung phong tục tập quán, chung nếp sống sinh hoạt, nếp nghĩ, chẳng khác nào anh chị em trong một gia đình. Vì vậy, chẳng có lí do gì để mỗi người chỉ ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mà không biết giúp đỡ đùm bọc người khác. Hơn nữa, chúng ta chẳng còn ai có thể sống được một mình. Cuôc sống có sự yêu thương, che chở, giúp đỡ của người khác mới thực sự hạnh phúc.


Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước. Nếu không có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau của người Việt thì non sông đất nước đã không được vững bền như ngày hôm nay. Tinh thần đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau là cơ sở của lòng yêu nước, là sức mạnh để ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Nhân dân ta giúp đỡ, gắn bó với nhau trong chiến tranh, trong thời bình, chúng ta lại cùng nhau chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống. Một tiếng kêu cứu từ đồng bào gặp lũ lụt, cả nước đáp lời bằng sự ủng hộ nhiệt tình. Mỗi độ xuân về, cả nước lại dành một ngày hướng về người nghèo. Tết cho người nghèo đã trở thành hoạt động truyền thống hằng năm quyên góp được bao nhiêu tiền của từ những tổ chức nhân đạo, những tấm lòng tự thiện. Đảng và Nhà nước đang không ngừng phấn đấu vì sự công bằng và phát triển đồng đều giữa các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.


Nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau vốn là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy bắt nguồn từ việc nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp. Công việc đồng áng, làm thủy lợi nếu không có sự tương trợ, không đưa vào sức lực của nhiều người thì làm sao thành hạt gạo, cây lúa? Cho bây giờ, tuy là nước đang phát triển nền công nghiệp mạnh mẽ, người dân Việt vẫn giữ nếp tối lừa tắt đèn có nhau, quý nhau bởi tình làng nghĩa xóm. Cứ như thế, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống tốt đẹp ấy chẳng hề mai một mà ngày càng được phát huy từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác và đi cùng sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, đi vào đời sống nhân dân. Mỗi năm, có biết bao tổ chức, hoạt động nhân đạo diễn ra giúp đỡ những người cơ nhỡ, nghèo khổ đói rách, những em nhỏ mồ côi, những cụ già không nơi nương tựa… với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiu. Để nói về truyền thống đáng tự hào ấy, để nhắc nhở con cháu đời sau mãi mãi tiếp thu và phát huy nó, cha ông ta vẫn còn lưu giữ trong nhiều câu ca dao tục ngữ như:



, ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Giá như anh có thể thấy em khi em còn là cô bé, không có áo giáp để chống lại thế giới này... anh sẽ giữ em dưới đôi cánh của mình... anh sẽ bảo vệ em trước tất cả.
I wish I'd seen you as a little girl, without your armor to fend off the world...I would have kept you underneath my wing...I would protect you from everything.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên