Lịch Sử 7 -Bài 9 :NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH -TIỀN LÊ (tiếp theo ).
Lịch Sử 7 -Bài 9 :NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH -TIỀN LÊ (tiếp theo ).
Sử 7 -Bài 9 :NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH -TIỀN LÊ (tiếp theo ).
II SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA .
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a.Nông nghiệp:
- Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch .
- Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm.
- Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng.
- Năm 987-989 được mùa .
Nông nghiệp phát triển.
b.Thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển.
- Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển
c.Thương nghiệp:
- Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng ).
- Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển
- Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung.
Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển: do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động .
-Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển.
2. Đời sống xã hội và văn hóa:
* Xã hội có 3 tầng lớp;
-Tầng lớp thống trị gồm vua ,quan, nhà sư.
-Tầng lớp bị trị gồm nông dân ,thợ thủ công, người buôn bán và một ít địa chủ
-Tầng lớp nô tỳ.
Sự phân biệt trong xã hội chưa sâu sắc mặc dầu đã chia thành tầng lớp thống trị và bị trị
*Làng xã vẫn là nơi sinh hoạt chính và là đơn vị hành chánh chủ yếu.
*Cuộc sống đơn giản bình dị.
*Giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng, các nhà sư giỏi chữ Hán nên được coi trọng
* Văn hóa dân gian như ca hát , nhảy múa, đua thuyền, đấu vật , hát chèo.
* Nhiều chùa như chùa Nhất Trụ , chùa Tháp.
Xã hội văn hóa thời Đinh -Tiền Lê so với trước là bước tiến quan trọng , đạo Phật phát triển , các lễ hội phát huy .
Đồng tiền Thái Bình, tiền đầu tiên của Việt Nam – của Vua Đinh Tiên Hoàng
Lễ cày tịch điềnxuất phát từ Trung Quốc. Lễ tịch điền là ngày hội xuân, khi đó các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước. Sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau. Lễ cày tịch điền được tiến hành đầu tiên tại nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn),sau đó được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Sau này, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuống ruộng để cày vài đường làm nức lòng nhân dân miền bắc Xã hội chủ nghĩa.
Ý Nghĩa :Nước ta là nước nông nghiệp, vua đã biết chăm lo đến nghề nông thật là nên thay. Hơn nữa, như người xưa đã nói, hành động có công hiệu hơn ngàn lời nói. Chẳng thế mà kỉ cương phép nước giữ vững. Đất nước vững vàng, kinh tế cực phát triển, cũng nhờ công lớn lắm của các vua thời trước.
Ba đường dẫn lối khuyên cày cấy
Ngày xưa, lễ Tịch điền là một trong những lễ hội có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các quốc gia mà nông nghiệp được xem là nền kinh tế quan trọng nhất; đặc biệt đối với các quốc gia dân số đông như Trung Quốc; các quốc gia thuần nông như Việt Nam. Người xưa đã tổng kết “Phi nông bất ổn”, “Nông suy bách nghệ bại” – nông nghiệp mà không bảo đảm, lương thực không đủ ăn thì đất nước, xã hội sẽ mất ổn định.
Quang cảnh lễ tế Xã Tắc (tế thần lúa và thần đất) được phục dựng trong Festival Huế 2008.
Lễ Tịch điền do nhà vua đích thân khai mạc. Sau ba đường cày của vua, các quan cũng lần lượt xuống ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ nông dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lúa nước.
Theo truyền thuyết, vua Thần Nông ở Trung Quốc là người đã chế ra cày, bừa, dạy dân làm ruộng. Ông cũng là người đầu tiên đã khởi xướng ra lễ Tịch điền. Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền, là ngày hội lớn, khởi đầu cho một vụ mùa cày bừa cấy hái. Nghi lễ được tổ chức như một ngày hội. Nhà vua ra khỏi Hoàng cung bằng một cỗ xe trên có chở một chiếc cày, đi đến sở Tịch điền. Sau lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Ruộng này được gọi là tịch điền; được chăm sóc chu đáo, sản phẩm đích thực là lúa sạch, hoa màu sạch, được sung công để dùng vào việc tế lễ. Càng về sau, Lễ Tịch điền được tổ chức trang trọng hơn, có thêm lễ tam sanh, có lễ nhạc và những bài ca về đồng áng, có đàn tế, có lễ đài cao để nhà vua quan sát quang cảnh ngày hội xuống đồng…
Lễ Tịch điền qua các triều đại Việt Nam
Lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam diễn ra vào năm 987, dưới thời vua Lê Đại Hành. Năm ấy, khi cày ruộng nhà vua đã phát hiện được một hũ vàng. Năm sau (988), nhà vua cày ở thửa ruộng khác lại được một hũ bạc. Vì thế mà hai thửa ruộng này được đặt tên là ”Kim ngân điền”. Thực ra, số vàng, bạc ấy là do vua cho người chôn sẵn, nhằm khích lệ nhân dân ham cày ruộng thì có ngày sẽ “bắt được vàng”. Ý nghĩa sâu xa hơn là siêng năng cày cấy là sẽ làm ra vàng bạc.
Thời Lý lễ Tịch điền được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của đất nước. Lý Thái Tông là ông vua rất chăm lo cho nền nông nghiệp nước nhà. Nhà vua đã nhiều lần đích thân xuống khởi cày Tịch điền. Sử cũ ghi: ngày 14-10-1030 (Canh Ngọ), vua thân ra ruộng ở Điều Lộ xem gặt; ngày 1 tháng 4 năm 1032 (Nhâm Thân) vua đi cày tịch điền ở Đỗ Động Giang, hôm ấy, có nhà nông dâng Vua một cây lúa 9 bông; tháng 3- 1042 (Nhâm Ngọ), vua đi cày ruộng tịch điền ở Khả Lâm…v.v. Năm Thông Thụy thứ 5 (1038), vua Thái Tông cày ruộng ở Bố Hải, sai quan lại chọn đất xây đàn cúng tế. Vua làm lễ tế Thần Nông cầu cho được mùa lúa tốt, không bị thiên tai làm hư hại, rồi tự cầm cày cày ruộng. Thời Trần, vua không thân hành ra làm lễ Tịch điền, mà sai quan lại đắp đàn Xã Tắc để cúng tế. Đời Hậu Lê, năm Hồng Đức thứ 15 (1484), vua Thái Tông dựng đàn Tiên Nông bên ngoài thành Thăng long. Hàng năm, vào tháng trọng xuân, vua và các quan ra cúng tế Thần Nông và làm lễ Tịch điền. Nhà vua đích thân cầm cày cày ruộng. Thời Lê-Trịnh, chúa Trịnh ra tế thay vua, rồi sai quan cày ruộng. Thời nhà Nguyễn vua Minh Mạng được mệnh danh là vị hoàng đế của nhà nông. Năm Minh Mạng thứ 9, dự lễ Tịch Điền, sau khi đích thân cày 3 đường nhà vua xúc động nhận ra rằng, “việc cày cấy khó khăn hơn các nghề khác sao… Nên giáng ân chỉ trù chọn năm Minh Mạng thứ 10 trừ bớt 3 phần mười thuế lúa má…”, rồi vua đề thơ rằng: Bỉnh lỗi tam thôi than vị quyện/Tùng canh cửu phản hãn như tương/Nhân tư cần khổ lao thiên mẫu/Viện giáng ân thi chiếu thập hàng. (Ta cày ba đường thì chưa thấy mệt/Quan cày chín đường thì mồ hôi đầm đìa/Từ đó mới biết người nông phu nhọc nhằn thế nào khi cày hàng ngàn mẫu ruộng/Bèn xuống chỉ ra ấn chiếu vào năm Minh Mạng thứ 10). Ở Hiếu Lăng được khắc hơn 100 bài thơ của vua Minh Mạng, trong đó rất nhiều bài về cây lúa, về nghề nông. Minh Mạng để lại 36 tập thơ-văn, khoảng 12.000 trang. Trong đó Ngự chế thi tập 73 quyển, 6 tập gồm 3.500 bài thơ. Thơ về chủ đề về cây lúa có 225 trang. Nhà vua nói: “Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cái ăn là Trời. Tuy có cảnh tình, mây lành, chim phụng kỳ tập, kỳ lân ra đời, chẳng bằng được mùa là điềm lành trên hết !”.
Lễ Tịch điền dưới thời nhà Nguyễn
Thời nhà Nguyễn, lễ Tịch điền được tổ chức long trọng chẳng kém gì thời nhà Lý. Vua Minh Mạng đã ban dụ chỉnh đốn lại các nghi lễ cổ truyền. Lễ Tịch điền được giao cho bộ Lễ phụ trách. Ruộng Tịch điền gồm 12 mầu (60.000m2), nằm ở trong kinh thành, ở bờ bắc Ngự Hà. Ở đây có đàn Thần Nông, có đài quan canh – để nhà vua ngự xem cày, có hệ thống nhà làm việc, nhà kho. Trước lễ Tịch điền quan Phủ doãn Thừa Thiên chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ cày, bừa, thóc giống và lễ vật. Trước đó vài ngày, các quan mời vua ra tập cày trước. Sáng sớm ngày hành lễ, đám rước vua đi hành lễ đầy đủ nghi thức của hoàng đế xuất cung. Phường bát âm luôn cử khúc nghinh xuân, tiếp giá. Mở đầu lễ Tịch điền là nghi thức quán tẩy (rửa tay). Tiếp theo là nghi thức hiến tửu (dâng rượu). Lễ tất, nhạc nổi lên. Quan bộ Lễ dẫn vua sang nhà cụ phục thay áo, đội khăn, rồi ra ruộng cày.
Vua cày xong ba luống thì trao cày cho quan Phủ doãn và quan Thượng thư bộ Hộ. Sau đó, nhà vua ngự đến đài quan canh chứng kiến các quan chức, hoàng thân cày tiếp. Các hoàng thân, hoàng tử cày 10 luống, quan văn võ đại thần gồm 9 người, cày 18 luống. Phần còn lại dành cho các chức sắc, bô lão sở tại. Mọi người cày xong, vua lên kiệu về cung ban yến cho các quan. Mùa lúa chín, quan Phủ doãn Thừa Thiên trông coi việc gặt hái cùng với một quan thuộc Bộ Hộ. Lúa gặt về được lựa giống để gieo vào lễ Tịch điền mùa sau. Số còn lại được sử dụng cho tế lễ trong Đại Nội, tế giao, tế thần linh và lăng miếu. Ý nghĩa của lễ Tịch điền được vua Thiệu Trị thể hiện trong bài “Thường Mậu quan canh”, nhân một lần lên đài quan canh xem các quan cày ruộng: Chót vót lầu cao giữa khoảng không/Nhìn xa quang cảnh chốn nương đồng/Ba đường dẫn lối khuyên cày cấy/Năm tháng thương người trọng việc nông.
Chuẩn bị cho nhà vua xuống ruộng cày Tịch điền.
Ngày nay, một số địa phương ở Thừa Thiên – Huế vẫn còn duy trì ngày hội ra đồng đầu năm dưới nhiều hình thức, trong đó có những cuộc “hội nghị đầu bờ” do chính quyền tổ chức, được xem như là dấu ấn để lại của lễ Tịch điền ngày xưa. Ở xã Minh Nông ngày nay, người dân tự hào rằng đó là nơi khởi thủy của cây lúa nước, nơi bắt đầu hình thành nghề nông, bởi nơi đây có đàn Tịch điền là nơi tiến hành việc tế lễ, cúng thần nông vào ngày 1-6 âm lịch hàng năm với lễ hội xuống đồng mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được bảo lưu từ bao đời nay và trở thành nét văn minh nông nghiệp điển hình của người nông dân vùng đất Tổ.
Đất nước thuần nông nghiệp, từ thời dựng nước đến thời kỳ độc lập các bậc đế vương đều biết chăm lo đến nghề nông là hạnh phúc cho muôn dân. Vì thế lễ Tịch điền còn thể hiện một chính sách khuyến nông, trọng nông, có ảnh hưởng tích cực đến nông nghiệp và nông thôn, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của con người, Lễ Tịch điền từ khi du nhập vào Việt Nam đã trở thành một truyền thống, từ thời Tiền Lê kéo dài đến thời nhà Nguyễn.
Tuy nhiên, ở triều đại nào cũng có một số quan lại không ưa việc vua đi dự lễ cày Tịch điền. Sách Đại việt sử kí toàn thư có ghi: “Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần 1038, Vua ngự ra Bố Hải cày ruộng tịch điền. Vua sai Hữu Ti dọn cỏ đắp đàn rồi thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự cầm cày để muốn làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rặng: Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói: Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo? Nói xong vua đẩy cày ba lần rồi thôi. Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên thay”.
Sau 9 năm kháng chiến, hoà bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫu bận trăm công ngàn việc nhưng thỉnh thoảng Người vẫn có thói quen đi thăm đồng, nhổ cỏ lúa, tát nước, trò chuyện với nông dân, làm nức lòng nhân dân miền Bắc
Từ thập kỷ 90 sản xuất nông nghiệp phát triển, lương thực không những đủ dùng mà còn có dự trữ và xuất khẩu. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn cao; chênh lệch giàu nghèo ở nông thôn tăng và chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn còn lớn… Thực trạng này do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân do năng suất lao động nông nghiệp thấp, tỷ trọng vốn đầu tư cho nông, lâm nghiệp – thủy sản vẫn còn thấp. Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 7 – khoá X – có nghị quyết riêng về vấn đề “tam nông”. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: “Nông nghiệp là cơ sở, nông thôn là địa bàn, nông dân là lực lượng đông đảo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị – xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng”. Từ quan điểm này cho thấy, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết vẫn phải chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Khi một đất nước mà phi nông vẫn bất ổn thì các lễ hội khuyến nông, lễ hội cầu mùa tựa như lễ Tịch điền, lễ Thượng điền, lễ tế Xã Tắc vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và nhân văn.
Lễ Tịch điền do nhà vua đích thân khai mạc. Sau ba đường cày của vua, các quan cũng lần lượt xuống ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ nông dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lúa nước.