Tổng hợp những vấn đề liên quan đến câu hỏi đọc - hiểu trong kỳ thi THPTQG
Tổng hợp những vấn đề liên quan đến câu hỏi đọc - hiểu trong kỳ thi THPTQG
Chào các bạn, mình là quản trị viên mới của box văn. Như các bạn đã biết, từ năm 2014, trong đề thi môn Ngữ văn có xuất hiện thêm câu hỏi đọc hiểu. Vì vậy, hôm nay mình sẽ chính thức mở một topic để chúng ta cùng nhau thảo luận về câu hỏi 3 điểm - câu đọc hiểu trong đề thi THPTQG. Về câu hỏi đọc hiểu, mỗi học sinh lớp 12 cần phải ghi nhớ những kiến thức sau :
1. Phương thức biểu đạt :
Trong đó, 4 phương thức đầu tiên rất hay gặp phải trong đề kiểm tra cũng như đề thi.
2. Phong cách ngôn ngữ :
3. Các phép liên kết :
4. Từ : gồm có từ đơn, từ phức. Trong từ phức gồm có từ ghép và từ láy. Phần này theo mình rất ít khi hỏi trong đề thi.
5. Thao tác lập luận :
- Thao tác giải thích : là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý mình
- Thao tác chứng minh: Là đưa ra những cứ liệu, dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc nghe và tin tưởng vào vấn đề;
- Thao tác phân tích : Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để xem xét kĩ lưỡng nội dung và những mối liên hệ bên trong bên ngoài của đối tượng;
- Thao tác so sánh : So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật;
- Thao tác bình luận : Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng…đúng hay sai, hay/dở, tốt/xấu, lợi/hại,… đề nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng;
- Thao tác bác bỏ : Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái hiển nhiên của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn của mình.
Trong đó, 3 thao tác đầu tiên rất dễ nhầm lẫn. Để phân biệt được chúng, mỗi người nên tự tạo cho mình những ví dụ đơn giản, hài hước và dễ hiểu. Còn theo kinh nghiệm của mình, thao tác lập luận bình luận thường xuất hiện trong các bài báo, các mẫu tin tức, sự kiện thời sự.
Mình sẽ tiếp tục cập nhật bài viết này. Mọi người hãy theo dõi và làm những bài đọc hiểu do mình sưu tầm/lượm lặt/tự soạn ra nhé. Sau khi đăng bài tập lên, mình sẽ để các bạn trả lời, rồi sau đó 7 ngày sẽ đăng tải đáp án lên mạng để các bạn kiểm tra. Phần đọc hiểu là một phần rất dễ kiếm điểm, và cũng là phần quyết định điểm số của bạn cao hay thấp. Vì vậy, mỗi ngày mỗi người hãy dành ra khoảng 30 phút, tự căn chỉnh đồng hồ và làm 1 đến 2 bài đọc hiểu nhé. Nếu có câu hỏi các bạn hãy đăng tải trực tiếp lên diễn đàn/hỏi ngay trên trang cá nhân của mình hoặc inb facebook Bao Thu Pham để gửi câu hỏi nhé. Mình luôn sẵn sàng trả lời khúc mắc của các bạn ^^ Chúc các bạn học tốt !
6. Các phương thức trần thuật :
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất : người kể xưng tôi
- Trần thuật từ ngôi thứ ba : người kể giấu mình
- Trần thuật từ ngôi thứ ba : người kể giấu mình, nhưng lời kể lại phỏng theo quan điểm, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật. Ví dụ rõ ràng nhất là truyện ngắn " Những đứa con trong gia đình "
7. Các hình thức ngôn ngữ :
- Ngôn ngữ trực tiếp : ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ trần thuật
- Ngôn ngữ nửa trực tiếp : ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp
8. Kết cấu của đoạn văn :
- Diễn dịch : câu chủ đề ở đầu
- Quy nạp : câu chủ đề ở cuối
- Tổng phân hợp : câu đầu và câu cuối là câu chủ đề
- Song hành : các câu trong đoạn có chức năng như nhau
- Móc xích : Chữ cuối của câu đầu là chữ đầu của câu sau
9. Thể loại :
- Thơ : ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát, tự do...
- Văn xuôi
- Kịch
...
10. Các phương châm hội thoại :
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
Một số kinh nghiệm mình thu gom/học hỏi cũng như bản thân rút ra khi gặp câu hỏi về tác dụng của biện pháp tu từ. Với những câu hỏi này, nếu gặp các biện pháp sau hãy áp dụng và thay đổi linh hoạt để thành câu văn hoàn chỉnh hợp với ngữ cảnh câu hỏi :
1. Nhân hóa : tác dụng của biện pháp này luôn luôn làm cho sự vật, hiện tượng trở thành một sinh thể có hồn, có tính cách, có nhận thức và suy nghĩ. Một ví dụ cụ thể trong bài " Người lái đò sông Đà " của Nguyễn Tuân, ông gọi những hòn đá thác là " đá tướng ", "đá quân", "đá tiền vệ"... và chúng được diễn tả bằng những động từ như : hất hàm, ngỗ ngược, reo hò... Như vậy, Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp nhân hóa là để biến những hòn đá thành những sinh thể có hồn, làm cho câu văn trở nên sinh động, đặc sắc.
2. So sánh : trong hầu hết các trường hợp, biện pháp so sánh đều khiến cho người đọc, người nghe hình dung rõ hơn, tưởng tượng cụ thể hơn về sự vật, hiện tượng. Một ngoại lệ, cũng trong tùy bút "Người lái đò sông Đà", Nguyễn Tuân ví bờ sông với "bờ tiền sử", với "nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Đó lại là dụng ý nghệ thuật của tác giả, muốn kì ảo hóa sự vật, hiện tượng.
3. Điệp : luôn luôn nhớ tác dụng đầu tiên của biện pháp điệp từ là để nhấn mạnh. Hơn nữa, biện pháp này còn giúp tạo nên âm điệu của câu thơ (trong thơ) và tạo sự liên kết về nội dung (trong văn bản). Ví dụ, trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi : " Trời xanh đây là của chúng ta - Núi rừng đây là của chúng ta "
4. Ẩn dụ - hoán dụ : luôn luôn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, hiện tượng. Hơn nữa, hai biện pháp này còn tạo ra nghĩa bóng cho một từ vốn có nghĩa đen. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. Ví dụ : " Thuyền về có nhớ bến chăng - Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ", trong đó, thuyền - bến là những hình ảnh ẩn dụ cho nhiều cặp đối tượng khác nhau.
Bài tập 1 :
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự.
Câu 2.Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…), so sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt trăng”).
Câu 3.Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ từ chuyện trồng cây sang khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ; tình yêu, lòng biết ơn công dưỡng dục sinh thành và nỗi lo sợ mẹ sẽ mất đi mà mình vẫn chưa nên người.
Câu 4.Tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ cuối: Hai câu thơ không chỉ là hàm ý lòng biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. Đó là suy nghĩ của một người con chí hiếu.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đáp án :
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay
Câu 2.Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
Câu 4.Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm các lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.”
( “ Tiếng Việt” – Lưu Quang Vũ)
Câu 1: ( 0,25) Đoạn thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai dòng thơ: “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”
Câu 3:( 0,75 điểm) Với cách diễn đạt: “Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát/
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”, nhà thơ muốn nhấn mạnh đặc điểm nào ở vẻ đẹp của tiếng Việt.
ĐÁP ÁN :
Câu 1 : Đoạn thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ văn chương (nghệ thuật)
Câu 2 : Hai câu thơ :
" Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ "
sử dụng biện pháp so sánh. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so san giúp câu thơ thêm mềm mượt hơn, thơ mông hơn, góp phần làm rõ hình ảnh tiếng Việt: thân quen, bình dị, gần gũi đối với mỗi người dân, thân thuộc như chính đất trời Việt, như chính con người Việt.
Câu 3 : Với cách diễn đạt trên, tác giả muốn nhấn mạnh vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi, hoàn mỹ của tiếng Việt.
1/ Văn bản 1:
"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
Câu 1:Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.
2/ Văn bản 2:
TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
(Thơ của Lê Đình Cánh)
Câu 5: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
Câu 6: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?
Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan các nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 6.
Câu 8:Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này?