Snack's 1967

“Nguyễn Tuân cũng là … cây cỏ trên đất nước mình”. Hãy phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến trên.




ĐỀ BÀI: Hãy phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến sau về Nguyễn Tuân:


“Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông, cây cỏ trên đất nước mình”


Array
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân








BÀI LÀM



  1. Về tác giả và tác phẩm:


Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, nổi tiếng ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, ông đã “lột xác”, hòa mình vào cuộc sống mới của dân tộc. Nguyễn Tuân hăng hái tham gia sự nghiệp chung của Cách mạng, với cảm hứng mới mẻ về đất nước, nhân dân và một phong cách nghệ thuật đầy tài năng, đã viết nên tập tùy bút Sông Đà 1960. Tác phẩm là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc 1958 của nhà văn. Phong cảnh Tây Bắc hiện ra trong sông Đà thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước sâu đậm của Nguyễn Tuân.


Một trong những bài tùy bút nổi tiêng của Nguyễn Tuân trong tập kí Sông Đà là Người lái đò Sông Đà.



  1. Hình tượng con sông Đà:


Hai hình ảnh nổi bật trong hình ảnh lái đò sông Đà là ông lái đò và dòng sòng Đà. Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri vô giác mà là một hình thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, tâm trạng khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản là “con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình”, khi hung bạo thì như “một thứ kẻ thù số một”, khi trữ tình thì lại đầy chất thơ và thân thiết với con người như một “cố nhân”.


a) Sông Đà hung hạo, nham hiểm:


Là bài tùy bút pha bút kí, tác giả đã khảo tìm để biết sông Đà bắt nguồn từ đâu, xa xưa có tên gọi là gì, có bao nhiêu thác… Đoạn sông Đà ở thượng nguồn, lòng hẹp, bờ là những vách đá dựng đứng được mô tả bằng những hình ảnh chính xác: “vách đá chẹt lòng sông; ngồi trong khoang đò qua quãng ấy mùa hè cũng thấy lạnh; chỉ lúc đúng ngọ mới thấy ánh mặt trời”… Có khi là những hình ảnh so sánh mới lạ đến bất ngờ; vách đá chẹt lòng sông “như một cái yết hầu”: ngồi dưới khoang đò “như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào lên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt vụt đèn điện…”


Đọc Người lái đò Sông Đà ta cảm thấy như tất cả đều náo động. Sông Đà như gào hét lên muôn vàn âm thanh…“nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn…”. Nhà văn sử dụng một cách chọn lọc những hình ảnh nhân hóa để làm sống dậy một cách dữ dội những hình thù đá vô tư: một hòn “tròn nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền” một cách hỗn láo, xấc xược; một hòn khác thì “lùi lại một chút” và “thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”… những hòn đá ngỗ ngược trên đòng sông như lúc nào cũng nhất tề “nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”…


Sông Đà như một “trùng vi thạch trận” với đủ cả “cửa sình”, “cửa tứ”, với những binh đoàn của đá, của sóng, của xoáy hút..với những “hàng tiền vệ” những “bong ke”, “pháo đài”… với đủ cả “đòn âm”, “đòn tỉa”… thác sông Đà có khi nghe như là “oán trách”,  “van xin”, có khi bừng thét lên “cuồng loạn và man dại, ầm ầm và độp rung chuyển cả núi rừng”…, có khi nó rống lên như tiếng một “ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa đổ lửa”… Sông Đà ở thượng nguồn, như sẵn sàng “đánh cho tan tành” hoặc “nuốt chửng” những con thuyền…



, , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Thiên tài trứ danh nhất cũng có thể sản sinh đồ vô dụng: đó chính là bắt chước.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên