BÀI 43
CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1. Đặc điểm
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đôit theo thời gian.
- Có đủ các thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
- Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghệ và dịch vụ.
2. Quá trình hình thành và phát triển
a. Quá trình hình thành:
- Hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, gồm 3 vùng.
- Qui mô diện tích có sự thay đổi theo hướng tăng thêm các tỉnh lân cận.
b. Thực trạng (2001-2005)
- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%
- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
- Kim ngạch xuất khẩu 64,5%.
3. Ba vùng kinh tế trọng điểm
a. Vùng KTTĐ phía Bắc:
- Gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
- Vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta .
b. Vùng KTTĐ miền Trung:
- Gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản.
c. Vùng KTTĐ phía Nam:
- Gồm 8 tỉnh và thành phố: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
Chúng ta cảm thấy bất hạnh trong nỗi bất hạnh nhiều hơn là cảm thấy hạnh phúc trong niềm hạnh phúc.
Khuyết danh