Dưới đây là bài viết phân tích khổ thơ 3 và 4 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
Vốn là một hồn thơ rộng mở, Thanh Hải luôn khao khát được hòa mình với cuộc sống và thiên nhiên bất tận. Thanh Hải yêu thơ và say mê làm thơ như một lẽ sống không bao giờ ngừng. Và chính ông cũng nhận được biết bao cơ hội có thể giãi bày qua thơ văn. Khổ 3 và 4 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã giúp người đọc hình dung ra nhiều thăng trầm của đất nước và tấm lòng nhân sinh của nhà thơ xứ Nghệ đáng kính.
Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu.” (Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của TH là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:
Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.
True happiness comes from a sense of inner peace and contentment, which in turn must be achieved through the cultivation of altruism, of love and compassion and elimination of ignorance, selfishness and greed.
Dalai Lama