XtGem Forum catalog

Hướng dẫn soạn bài: Các phương châm hội thoại




Hướng dẫn soạn bài : Các phương châm hội thoại (tiếp theo)


Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập









1 : Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp



  • Anh chàng trong câu chuyện Chào hỏi tuân thủ đúng phương châm lịch sự : Ân cần hỏi thăm, thể hiện sự cảm thông với nỗi vất vả của người đang đốn cành. Tuy nhiên sự hỏi han không đúng lúc đã làm vất vả thêm cho người được hỏi han.

  • Kết luận : Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.


2 : Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại


Câu hỏi 1


Trong các ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm giao tiếp, chỉ có tình huống trong chuyện Người ăn xin, phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.


Câu hỏi 2


Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn ( An hỏi « năm nào » mà Ba lại trả lời « khoảng đầu thế kỉ XX »). Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ. Nhưng Ba phải nói như vậy vì không biết chính xác năm chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên. Trong tình huống này Ba buộc phải vi phạm phương châm về lượng (nói không đủ) để được phương châm về chất (không nói điều mình không tin).


Câu hỏi 3



  • Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y thì có thể phương châm về chất (hoặc cả về lượng) không được tuân thủ : không nói rõ, nói hết mức độ hiểm nghèo của bệnh cũng như sự bất lực của y học hiện thời,… Điều đó có thể có lợi cho việc điều trị, chí ít cũng bớt đi nỗi đau khổ cho người bệnh (nếu là bệnh vô phương cứu chữa), giúp họ sống tốt hơn những ngày còn lại. « Nói dối » ở đây có ý nghĩa khoa học và nhân đạo.

  • Những tình huống giao tiếp khác mà phương châm về chất cũng không được tuân thủ, ví dụ : « nói dối » vì sự giữ gìn bí mật, vì giữ sự tế nhị, lịch sự, để tránh sự lo lắng cho người khác,… « Nói dối » trong những tình huống ấy không những không có hại mà còn có lợi.


Câu hỏi 4 :



, , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Chịu đựng niềm vui cực độ khó hơn bất cứ nỗi đau khổ nào.
Excess of joy is harder to bear than any amount of sorrow.
Balzac
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên