Dưới đây là bài tóm tắt tác phẩm “Rô bin xơn Cruxô“ của Đi phô. Tóm tắt trích đoạn Rô bin xơn ngoài đảo hoang và phân tích.
Một hôm có một chiếc tàu ghé đến đậu ở cái vịnh nhỏ gần đảo hoang. Bọn thủy thủ nổi loạn trói thuyền trưởng thuyền phó giải lên bờ định cho chết trên đảo. Chàng cứu giúp vị thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về Tổ quốc có Thứ Sáu cùng đi. Tính ra đã 28 năm, hai tháng, 19 ngày Rô-bin-xơn đã sống trên hoang đảo.
Tới năm thứ 11 ờ trên hoang đảo, thuốc đang ngày một khan, thực phẩm cũng vơi dần. Rô bin xơn bắt đầu chăn nuôi. Đánh bẫy được một con dê đực và 2 con dê cái, anh làm chuồng để nuôi. Một năm rưỡi sau đã có 11 con vừa lớn vừa nhỏ. Chỉ sau 2 năm, đàn dê đông đúc hẳn lên, có tới 43 con, anh phải nhốt trong một dãy chuồng mới làm thêm 5 chiếc nữa.
Từ nuôi dê anh nghĩ đến chuyện vắt sữa, rồi làm bơ và phó mát. Bữa ăn được cải thiện ngày một thêm thịnh soạn. Có sữa tươi, có bánh mì và bánh bột gạo tẻ, có thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát, có nho tươi và nho khô. Có lúc Rô bin xơn thấy bữa án hàng ngày của mình nơi hoang đảo cũng thịnh soạn, không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn.
Mỗi lần đi ra ngoài, anh diện một bộ quần áo bằng da rất kì lạ, đội một cái mũ bằng da dê cao lêu đêu, mặc một cái áo chẽn cắt bằng da dê, tà áo chấm ngang dầu gối. Thắt lưng cũng làm bằng da lông để giắt cái cưa, cái búa. Cổ lúc nào cũng đeo hai cái túi bằng da, một cái đựng thuốc súng, một cái khác đựng đạn ghém.
Mặt rám nắng. Râu thỉnh thoáng có cạo nhưng vẫn đâm ra như chổi xê. Một cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kì vừa dài vừa rộm làm cho diện mạo thêm cổ quái.. Con chó già có lần nhìn “chúa đảo” trong bộ áo quần bằng da dê tự tạo đã kinh ngạc và khiếp sợ, nhưng lúc nào cũng lẽo đẽo chạy theo Rô bin xơn để bảo vệ.
“Các bạn thử nghĩ, một mình trên một hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bữa ăn thường ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và phó mát; tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn”.
Rô-bin-xơn đã không bị thiên nhiên khuất phục. Trái lại, anh biết dùng trí tuệ, đôi bàn tay và ý chí của mình – của CON NGƯỜI – để cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống mình. Việc nuôi dưỡng và thuần dưỡng dê rừng của Rô-bin-xơn là một kỳ công. Sữa tươi, phó mát, hơ, áo da mà anh làm ra là thành quả lao động trong gian khổ và cô đơn. Người đọc gần 300 năm nay trên trái đất vô cùng khâm phục anh – một con người bất hạnh mà vĩ đại.
Phần sau của chương 10 nói về “Một vài nét hình thù ông “chúa đảo” khi di chu du trong vương quốc của mình”. Đây là bức chân dung tự họa rất hóm hỉnh giàu giá trị nhân bản. Có một điều rất thú vị là trên cái “vương quốc’ hoang đảo này, chỉ có một vị chúa đảo” là Rô-bin-xơn, chỉ có một thần dân, đó cũng là Rô-bin-xơn. Anh đã nói về trang phục, về mày râu của mình. Ta có thể đi theo vị “chúa đảo” mà chiêm ngưỡng. Bộ áo quần bằng da rất kỳ lạ, có thể làm “kinh sợ” hay “bò ra mà cười” ai đổ khi lần đầu bắt gặp. Cái mũ bằng da dê “cao lêu đêu”. Một cái áo chẽn cũng cắt bằng da dê “tà áo chấm ngang đầu gối” rất quý tộc; cái quần ngắn may bằng da dê xồm, lông dê dài lê thê, buông thõng đến mắt cá, thành ra quần đùi mà không khác quần dài! Cái thắt lưng cũng bằng da dê để giắt cưa và búa. Hai cái túi bằng da dê “hình dáng lạ lùng” để đựng đạn ghém và đựng thuốc súng, đeo lủng lẳng bằng một dây da vòng qua cổ. Đây là những nét miêu tả rất hiện thực nói lên cuộc sống của con người nơi hoang đảo về mặt trang phục, hình hài đã trở nên “cổ quái”, kỳ dị. Vì thế chàng trai Rô-bin-xơn càng ngày càng “rám nắng, đen sạm lại” Râu thỉnh thoảng được cạo nhưng vẫn “đảm ra tua tủa như chổi xể”. Trên mép là một cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kỳ “vừa dài vừa rậm khác thường”. Chó vốn là một vật nuôi vô cùng tinh khôn. Rô-bin-xơn có một con chó như một người bạn, một vệ sĩ rất trung thành với chủ, từng chia ngọt sẻ bùi với chủ, mà nay, có lúc nhìn “lệ bộ” da dê, râu ria của Rô-bin-xơn, nó có vẻ “kinh ngạc khiếp sự”, nó “nghi nghi hoặc hoặc”, sợ hãi, dò xét “cái con quái vật kỳ dị kia là bạn ây là thù”. Đó là chất hoang dã lấn chiếm, hoang dã hóa con người. Phải có một sức mạnh to lớn lắm mới chế ngự và hạn chế sức mạnh ghê gớm của thiên nhiên nơi hoang đảo.
Nhân vật “tôi” tự kể chuyện mình. Một giọng văn trầm, có lúc thoáng một nét buồn, có lúc hài hước. Một trang đời vất vả, cay đắng cũng có khoảnh khắc “thịnh soạn” đàng hoàng. Cái rủi ro phải trả giá cả một thời thanh xuân trong cô đơn và gian nan. Rô-bin-xơn hiện lên với tất cả sức mạnh của con người. Anh đã khẳng định và cho mọi người tìm được một bài học: Dám sống và biết cách sống, sống một cách mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Có người đã từng ngợi ca, đoạn văn Rô bin xơn ngoài đảo hoang là bài ca lao động sáng tạo hào hùng của con người. Rô-bin-xơn đã phiêu lưu và mạo hiểm. Cái vĩ đại và đáng quý nhất ở anh là anh đã sống đẹp như một con người chân chính.
Lòng hận thù mù lòa; cơn giận dữ cuốn bạn đi; và người để cho sự báo thù tuôn chảy chịu mạo hiểm sẽ phải nếm trải cơn hạn hán đắng cay.
Hatred is blind; rage carries you away; and he who pours out vengeance runs the risk of tasting a bitter draught.
Alexandre Dumas