Old school Swatch Watches

Bài 28 – Tiết 2 : Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận – Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2




Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2


 Luyện tập









1. Có thể thấy đoạn văn nghị luận đang đề cập tới hai câu thơ rấ đẹp của Bác nói về trăng khi ở trong tù. GS Lê Trí Viễn đã dùng những câu văn tự sự “Sắp trung thu (…) đáng ghét của bộ mặt nhà giam”.


Nhưng cơ bản là dùng những câu miêu tả: “Đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nhiêu nỗi niềm”. Người viết dùng những yếu tố tự sự và miêu tả để cho người đọc đặt mình vào hoàn cảnh vào tâm trạng của Bác, để từ đó cách hiểu thấu đáo những câu thơ của Người.


2. Theo dõi bài Đọc thêm ta thấy Huy Cận đã dùng rất nhiều các yếu tố tự sự và miêu tả khi nêu ý kiến của mình về bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Chẳng hạn để cho ta thấy việc đổi vần có tác dụng thê nào ở trong câu hỏi, tác giả viết “Đổi vần có khác nào như dòng nước đang chảy xuôi, ta dựng lên một cái đập (…) buộc dòng nước đổi chiều, đổi dòng”. Nói cụ thể hơn tác giả thấy “chính nhờ sự đảo ngược hình ảnh ấy mà chúng ta như thấy hiện lên bàn tay của ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng để phân bua cùng chúng ta”.


Như vậy, việc miêu tả ở trên và tự sự ở sau đã tạo nên sự so sánh để làm cho ý kiến đưa ra sống động cụ thể và giàu sức thuyết phục.




, , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Lí lẽ của người nghèo thường không được nghe thấy.
Poor men's reasons are not heard.
Thomas Fuller
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên