Teya Salat

Chương I: Ngành động vật nguyên sinh – Trùng kiết lị và trùng sốt rét – Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 7 trang 25




Chương I: Ngành động vật nguyên sinh – Trùng kiết lị và trùng sốt rét – Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 7 trang 25


I. TRÙNG KIẾT LỊ.









Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chồ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị (hình 6.1) theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng (hình 6.2) và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài. phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.


Chương I: Ngành động vật nguyên sinh – Trùng kiết lị và trùng sốt rét – Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 7 trang 25


II – TRÙNG SỐT RÉT

1. Cấu tạo và dinh dưỡng

– Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Chúng có kích thước nhò. không có bộ phận di chuyên và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đểu thực hiện qua màng tế bào.

2. Vòng đời

Trùng sốt rét do muỗi Anôphen (hình 6.3) truyền vào máu người. Chúng chui vào hổng cầu để kí sinh và sinh sàn cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. phá vỡ hổng cẩu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt

rét cách nhật) (hình 6.4).


Chương I: Ngành động vật nguyên sinh – Trùng kiết lị và trùng sốt rét – Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 7 trang 25


3. Bệnh sốt rét ở nước ta

Trước cách mạng Tháng Tám. bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xoá bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chú trì, cân bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.


Bài 1. Dinh dưỡng ờ trũng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?


Hướng dẫn trả lời:


Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.

Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:

– Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

– Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế’ lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.



, ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Hạt giống niềm tin nhỏ bé nhất cũng tốt hơn nhiều trái hạnh phúc to lớn nhất.
The smallest seed of faith is better than the largest fruit of happiness.
Henry David Thoreau
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên