Duck hunt

Dựa vào bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương, em hãy nói lên cảm nghĩ của mình.

Bài viết


Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu lòng quê là sâu sắt lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến đúng quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ấy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh nhói đau như thế.









Dựa vào bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương, em hãy nói lên cảm nghĩ của mình.


Hạ Tri Chương sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở nơi chốn phồn hoa đô hội Trường An. Lúc xin từ quan ông mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:


Khi đi trẻ, lúc về già


Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao


 Hai câu đầu là hai câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tụ lại trong hai câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi hai mốc thời gian, còn lại trải qua một khoảng mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm ở  giữa hai mốc thời gian ấy có thể thỏa chí hình dung bao nhiêu phong ba bão táp đã đến với một con người. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc của người khách pha sương. Mái đầu của kẻ li hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian,  tuổi tác vừa là dấu ấn của một cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy , người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỗi nhớ quê hương?


Trong hai câu đầu, chú ý đến cụm từ hương âm vô cải ( giọng quê không thay đổi). Nếu người ta cần một cái gì đó để kiểm nghiệm cái thủy chung son sắt của kẻ lữ thứ kia thì hãy chỉ cần nghe giọng quê của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngắn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của Hạ Tri Chương vẫn không hề thay đổi.


Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và xa xót biết bao:


Trẻ con nhìn lạ không chào



, , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt nhất trong thiên nhiên, nhưng đó là một cây sậy biết suy nghĩ.
Blaise Pascal
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên