Sử 7 – bài 1 - SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ – trung kì trung đại)
Bản đồ Tây Âu thế kỷ I đến V
I Sự hình thành xã hội phong kiến Châu Au.
Người Giéc Manh vào đế quốc La Mã đã:
- Phá bỏ bộ máy nhà nước Rô ma .
- Chia ruộng đất của chủ nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi , giàu có đó là lãnh chúa phong kiến .
- Nô lệ và nông dân trở thành nông nô , họ lệ thuộc vào lãnh chúa .
- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu.
Xã hội phong kiến Châu Âu :
- Lãnh chúa phong kiến .
- Nông nô .
Lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Âu
2.Lãnh địa phong kiến
- Lãnh địa phong kiến gồm đất đai của lãnh chúa ,nhà ở của nông nô .
- Đời sống : lãnh chúa có nhiều quyền như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.
- Kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.
Một lãnh địa phong kiến
Lâu đài của lãnh chúa .
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại :
-Cuối thế kỉ XI, KT thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá, nhiều
thành thị trung đại ra đời.
- Tổ chức của thành thị : phố xá cửa hàng , các phường hội và thương hội .
- Sống trong thành thị gồm thợ thủ công , thương nhân .
- Thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, xã hội phong kiến Châu Âu phát triển .
Kinh tế của lãnh địa
Kinh tế thành thị trung đại
Kinh tế nông nghiệp.
Tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ.
Chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán .
Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp .
Phường hội .
Thương hội
Hội chợ ở Đức
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập .