Đề bài: Phân tích truyện ngắn rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
BÀI LÀM
Mỗi nhà văn, dường như đều có một vùng quê sáng tác. Đối với Nguyên Ngọc, Tây Nguyên hùng vĩ núi non, Tây Nguyên bất khuất kiên cường với những người bộc trực kiên trung một lòng đi theo cách mạng chính là vùng đất mà ông gắn bó, trăn trở trong sáng tác của mình. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông bám trụ ở Tây Nguyên để rồi viết nên tiểu thuyêt “Đất nước đứng lên”. Những năm đánh Mỹ. Nguyên Ngọc lại trở về với vùng đất gian khổ này từ đầu những năm sáu mươi, ngay sau những ngày đồng khởi của cách mạng miền Nam. Cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Tây Nguyên đã khơi lòng cảm hứng cho ông viết truyện ngắn Rừng xà nu – một truyện ngắn xuất sắc của văn học thời chống Mỹ.
Rừng xà nu chỉ là một truyện ngắn nhưng dung lượng hiện thực của nó thật là lớn lao. Đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên với sự trưởng thành của một thế hệ cách mạng mới, trẻ trung, nhiệt tình, mưu trí và kiên cường.
Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu quanh làng Xô Man của người Strá. Một rừng xà nu bất chấp đạn bom, vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù để tiếp nhận ánh nắng mặt trời duy trì sự sống của mình. Một rừng xà nu tràn trề sức sống cho dù đại bác của đồn giặc “đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” dồn dập nã chết chóc đau thương vào nó.
Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương, có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình… Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngọt ngào long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quánh thảnh từng cục máu lớn… Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi… năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có nhiều cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cườngỊ tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”…
Nguyên Ngọc miêu tả Rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ rất giàu chất thơ, chắt lọc và tinh tế ở một thứ ngôn ngữ vừa tả vừa gợi, mở ra những liên tưởng phong phú cho người đọc. Hình ành Rừng xù nu ở đây vừa là hình ảnh thực của một rừng cây “ham ánh sáng mặt trời”, vừa là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương, bất khuất, kiên cường trong nhừng ngày đồng khởi chống Mỹ, bút pháp đặc tả phối hợp với thủ pháp nhân cách hóa đã phái huy tối đa hiệu lực của nó. Rừng xà nu hiện lên như một người bạn trung thành che chở cho dân làng Xô Man, như những con người đẹp nhất của buôn làng. Và có thể nói Rừng xà nu chính là hiểu tượng về sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, của con người Việt Nam.
Tái hiện chân thực cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân Tây Nguyên trong những ngày đánh Mỹ, nhà văn tập trung miêu tả sự trung thành của một thế hệ tiếp nối, phát huy truyền thống anh hùng của cha ông, và qua đó nhà văn cũng phản ánh sự trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh mội mất một còn với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ. Tiêu biểu cho thế hệ thanh niên đó là Tnú và Dít. Sự trưởng thành của họ gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Strá làng Xô Man.
Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng đùm bọc, nuôi dạy lớn khôn. Cậu bé Tnú đến với cách mạng ngay từ những ngày gian khổ, ác liệt nhất khi mà Mỹ Diệm đang ngày đêm khủng bố cách mạng ở khắp mọi nơi. Chính Tnú đã chứng kiến cảnh đau thương của dân làng. Bọn giặc “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng… Giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”, chỉ vì họ là những người dũng cảm, dám nuôi dấu cán bộ cách mạng. Ngày ngày Tnú vào rừng nuôi cán bộ, tiếp nhận tri thức và lẽ sống ở đời qua sự chỉ bảo của anh cán bộ Quyết. Dũng cảm, mưu Irí, lanh lợi là phẩm chất nổi bật của Tnú. “Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện, không bao giờ đi đường mòn. Giặc vây các ngả đường, nó leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông, nó không thích chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Bởi vì Tnú hiểu rằng “qua chỗ nước êm thằng Mỹ Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ”. Một lần đi liên lạc, Tnú bị giặc phục kích, bắt được. Chúng dẫn em về làng, tra tấn đủ mọi cách, lưng Tnú ngang dọc những vết dao chém. Nhưng Tnú vẫn không khai báo, chỉ điềm tĩnh chỉ vào bụng mình để trả lời câu hỏi của kẻ thù: “Cộng sàn ở đây này”. Đó không phải là câu trả lời mà là mội lời thách thức, dũng cảm! Với lời thách thức ấy, Tnú phải trả giá bằng ba năm tù.
Thoát ngục Công Tum trở về, Tnú đă là một thanh niên, trưởng thành hơn về nhận thức. Anh hiểu rõ nhiệm vụ của mình khi tiếp nhận lời trăn trối của anh Quyết. Anh trở thành người lãnh đạo cuộc chiến đấu của làng Xô Man. Anh thực hiện ngay lời dặn của anh Quyết “chuẩn bị giáo, mác, vụ, rựa, tên, ná…”, chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc chiến đấu sắp tới. Và hạnh phúc cũng đến với anh trong những ngày đó. Mai, cô bạn gái cùng anh đi liên lạc trở thành người hạn đời của anh.
Mọi người đều hấp thụ được hai thứ giáo dục, một thứ là do người khác tạo ra, còn một thứ quan trọng hơn nhiều là do chính mình tự tạo ra cho mình.
Khuyết danh