Nhà văn Nguyễn Khải đã phát biểu: ” Văn chương có quyền … cái thủy chung”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm trên đây.




ĐỀ BÀI: “ Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Từ thực tế cảm nhận văn học của mình, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ quan niệm này của nhà văn Nguyễn Khải.


Array
Văn chương dưới cái nhìn của nhà văn Nguyễn khải

BÀI LÀM









Con người là một đối tượng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của văn chương, nghệ thuật. Các thế hệ những người cầm bút đã giành không ít thời gian và tâm huyết cho việc tìm hiểu con người, khám phá những tiềm ẩn trong con người. Trên bước đường khám phá âm thầm, nhưng không ít gian truân ấy của nghệ sĩ có một; tất nhiên là trong số rất nhiều vấn đề được đặt ra: Văn chương nên nói về cái tốt hay cái xấu của con người và cái nào cần nói tới nhiều hơn?.


Đã không ít ý kiến bàn luận về vấn đề này. Ý kiến của nhà văn Nguyễn Khải gần đây, theo tôi là một ý kiến đáng được ghi nhận: “Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”.


Ý kiến trên đây của Nguyễn Khải có cơ sở, không chỉ trên phương diện lý luận mà cả trên thực tế văn chương, nó được đúc rút từ sự trắc nghiệm của một nhà văn tài năng có bản lĩnh. Cũng cần phải nói thêm, Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn có đóng góp cho xu hướng đổi mới văn nghệ của chúng ta những năm gần đây.


Trước hết, có lẽ Nguyễn Khải muốn khẳng định cái “quyền” được nói về “cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát” mà cho đến nay đâu phải nhà văn nào cũng dám nói. Có một thời chúng ta cho rằng văn chương chỉ được nói về “cái tốt đẹp:, “cái cao thượng”, “cái chung thủy”. Đã có lúc ta cho những tác phẩm viết về những cái xấu là “bôi đen”. Phải chăng quan điểm có tính chất ấu trĩ ấy bắt nguồn từ việc hiểu con người không thật đầy đủ, thấu đáo? Chúng ta nghĩ rằng: Con người là tốt đẹp, là cao thượng trong khi con người là tất cả cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái hèn hạ … Vậy thì Văn chương vì lẽ gì lại chỉ nói về cái phần tốt đẹp? Để thực hiện chức năng “Nhân đạo hóa con người” Văn chương trước hết phải giúp cho con người nhận thức và tự nhận thức. Chỉ nói về cái tốt thì vô tình Văn chương đã làm cho con người chỉ thấy một nửa sự thật về con người mình. Cho nên Văn chương cần nói về cả cái xấu và phải được quyền nói về cái xấu. Lỗ Tấn đã không ngần ngại chỉ ra cho người dân Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung một thói tật của con người, một căn bệnh, đõ là phép thắng lợi tinh thần. Sê – khốp qua những trang viết của mình muốn “nói thẳng nói thật với mọi ngườì: hãy nhìn xem chúng ta đã sống tồi sống tệ như thế nào?” (Lời Sê – khốp nói với một sinh viên). Vũ Trọng Phụng với những chân dung biếm họa đã lên án cái kệch cỡm, cái xấu xa của con người. Raputin trong “Hãy sống và nhớ lấy” muốn nói với chúng ta rằng con người cũng có những khi hèn nhát như Andray Guxcop và đó là đầu mối của những bi kịch cho chính mình và cho những người xung quanh.


Nhà văn đưực phép viết về cái xấu, nhưng theo Nguyễn Khải “không chỉ miêu tả-cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát”. Con người là đỉnh cao của tự nhiên, là báu vật của tạo hóa, cho nên bản chất của con người là tốt đẹp. Văn chương chỉ viết về cái xấu xa của con người là phiến diện, Văn chương cần phái viết cả cái tốt. Nhà văn phải nhận thức được điều này để viết về con người với tất cả những gì họ có. Vấn đề này theo ý kiến của Nguyễn Khải, “Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Vấn đề mà con người Goóc-ki đã rất ý thức được điều này khi ông nhận thấy nhiệm vụ của mình là phải làm cho con người nhận thấy trong cuộc sống “họ là cái tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất…. ngoàì họ ra không còn gì đáng chú ý cả”.


Văn chương xưa nay nói nhiều điều tốt đẹp, cái mà Tản Đà, Nguyễn Tuân gọi là “thiên lương” của con người. Nguyễn Du qua hình tượng Thúy Kiều ca ngợi vẻ đẹp của con người đẹp, đẹp nết, con người hy sinh cả hạnh phúc đời mình để làm tròn chữ “hiếu” con người biết nhỏ nước mắt khóc thương cho số phận đắng cay của một con người Đạm Tiên. Với Thúy Kiều, tôi như còn muôn nói về sự thủy chung của con người đã mười lăm năm lưu lạc mà không lúc nào không hướng về người mình yêu. Trong số bao nhiêu điều muốn gửi gắm, Nam Cao qua “Chí Phèo” muốn có một lời thanh minh, một sự khẳng định đối với con người đáng thương hơn là đáng giận ấy. Nhà văn đã nhìn ra cái phần người còn sót lại trong quỷ dữ. Nam Cao đứng vững trên miệng vực khi ông đi vào miêu tả mối tình Chí Phèo, Thị Nở không phải để khai thác cái phần lưu manh trong Chí. Cái mà tác giả dụng công làm nổi lên ấy chính là từ những giây phút thức tỉnh hiếm hoi khi lần đầu tiên sau bao nhiêu ngày Chí nghe thấy những âm thanh cuộc sống, từ nỗi buồn của con người đã từ lâu làm mất cái khái niệm “buồn vui”, từ tiếng thét nhức nhối tâm can “ai cho tao lương thiện”, cho người đọc nhận ra cái phần người trong một kẻ tưởng như đã mất hết cả nhân hình và nhân tính. Thạch Lam trong những trang viết giàu chất thơ, rất tinh lế đã nói lên cái khao khát rất đẹp của những người dân phố huyện khắc khoải đợi chờ ánh sáng của một thế giới khác tốt đẹp hơn đến với cuộc sống tù túng, tẻ nhạt của mình (Hai đứa trẻ).


Cái phần tốt đẹp trong mỗi con người dù rất nhỏ cũng làm cho các nhà văn chú ý và lưu tâm đưa vào sáng tác của mình. Victo Huy-gô với mong muốn một thế giới có những con người giàu lòng nhân ái đã dựng lên hình tượng Gịăng van giăng, bảo mẫu của lòng từ thiện. Con người ấy lấy việc hy sinh vì người khác làm hạnh phúc của mình. Giăng van giăng đã vì sự sống của những đứa cháu mình mà đập tủ kính của một cửa hiệu để rồi nhận lấy mười chín năm tù khổ sai. Giăng van giăng đã quên đi tai họa đang giáng xuống đời mình để vì niềm vui, một chút hy vọng dù rất nhỏ của con người sắp từ giã cõi đời – Phangtin. Đến với Pautopski, ta hãy lắng lòng, hãy bình tâm để được sống với một thế giới những con người giàu lòng nhân hậu như hạm đội trưởng (Âm nhạc Vacđi) như Anđecxen (Chuyến xe đêm). Văn học của ta những năm chiến tranh nói nhiều đến cái đẹp trong cuộc sống con người, cái đẹp trong mỗi tâm hồn con người. Điều những người cần biết trong chiến tranh chú ý khai thác là sự hy sinh hạnh phúc cá nhân cho vận mệnh của nhân tộc:


“Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Than thân trách phận là kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta, và nếu ta đầu hàng nó, ta sẽ chẳng làm được gì khôn ngoan trên thế giới này.
Self
pity is our worst enemy and if we yield to it, we can never do anything wise in this world.
Helen Keller
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

Old school Swatch Watches