Snack's 1967

Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày

HocTap321 hướng dẫn Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày ngữ văn lớp 10




Hướng dẫn soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày



I. Hướng dẫn học bài


Câu 1:


a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt rồi (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.


b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ". Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ "ngôn ngữ" bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và "ngầm" ra hiệu với thầy lí đó là "lẽ phải" thì thày lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói "lẽ phải" kia đã được nhân đôi. Sự thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải - những ngón tay và những đồng tiền.


   Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là ở chỗ: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.


Câu 2:


   Khi Cải khăng khăng "xin xét lại, lẽ phải về con mà !", thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày !". Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là "lẽ phải" nhưng mười đồng là "lẽ phải gấp đôi".


Câu 3:


   Nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Cải bị bất ngờ nên không kịp trở tay vì thế mà bị rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền lại vừa bị đánh). Thế nhưng câu chuyện chính là lời phê phán cả hai nhân vật. Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Hành vi tiêu cực của chính họ là nguyên nhân làm cho họ trở nên thảm hại. Trong sự việc này, họ là những kẻ đáng thương nhưng cũng là những người đáng giận.


II. Luyện tập


   Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gàNhưng nó phải bằng hai mày.


a. Đối với truyện Tam đại con gà


   Câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười:


- Các hành động của "Ông thầy":


Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Em nhớ anh khi điều gì đó thật sự tốt đẹp xảy ra, bởi anh là người em muốn chia sẻ. Em nhớ anh khi điều gì đó làm em sầu não, bởi anh là người rất hiểu em. Em nhớ anh khi em cười và khóc, bởi em biết anh có thể giúp em nhân lên nụ cười vào lau đi nước mắt. Lúc nào em cũng nhớ anh, nhưng em nhớ anh nhất khi em thao thức trong đêm, nghĩ về tất cả những khoảng thời gian tuyệt vời mà chúng ta ở bên nhau.
I miss you when something really good happens, because you're the one I want to share it with. I miss you when something is troubling me, because you're the one who understands me so well. I miss you when I laugh and cry, because I know that you are the one that makes my laughter grow and tears dissapear. I miss you all the time, but I miss you the most when I lie awake at night, and think of all the wonderful times that we spent with each other.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên