Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu




Dưới đây là phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu


Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản cùa Đảng. Bài thơ “Từ ấy” vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin.









Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ.



  1. Khổ thơ mở đầu cất lên như một lời hát say mê, nồng nàn. Vần thơ tràn ngập ánh sáng:


“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ;


Mặt trời chân lí chói qua tim


Hồn tôi là một vườn hoa lá


Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.


“Từ ấy”, là từ thuở ấy (9-1938), nhà thơ vui sướng, hân hoan chào đón “Mặt trời chân lí chói qua tim”. Giữa những năm tháng nô lệ, lầm than, tủi nhục, người chiến sĩ trẻ cảm thấy được hồi sinh ‘’bừng nắng hạ”, “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ rất sáng tạo nói về ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin. Lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa soi sáng nhận thức, mở mang tâm hồn trí tuệ, làm cho cuộc đời đầy sắc màu ý nghĩa. Lòng “tôi” và con đường cách mạng “bừng nắng hạ” chói chang, ấm áp. Trái tim “tôi” có “Mặt trời chân lí chói qua…”. Ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin soi rọi vào tâm hồn. Dưới ánh sáng lí tưởng, tâm hổn đẹp biết bao, dào dạt sức sống như một vườn xuân rực rỡ trong muôn sắc màu “hoa lá”, ngào ngạt “đậm hương” và “rộn tiếng chim” hót ca. Ngoài nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, so sánh, Tố Hữu đã chọn lọc một số từ có giá trị gợi tả về biểu cảm đặc sắc (bừng, chói, đậm, rộn) đế ca ngợi lí tưởng và tình yêu lí tưởng. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà thơ xứ Huế có nhiều vần thơ độc đáo, đậm đà:


“Khi tôi đã say mùi hương chân lí


Đời đẳng cay không một chút ngọt bùi



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
"Hãy hiểu mình." Nhà triết gia già nói. "Hãy cải thiện mình." Nhà triết gia trẻ nói. Mục đích lớn nhất của chúng ta trong dòng thời gian không phải là lãng phí tài năng và lòng nhiệt huyết vào những thứ bên ngoài mà rồi chúng ta sẽ phải bỏ lại sau lưng. Chúng ta cần nuôi dưỡng bên trong mình tất cả những gì mà chúng ta có thể mang vào cuộc hành trình vĩnh hằng phía trước.
"Know thyself," said the old philosopher, "improve thyself," saith the new. Our great object in time is not to waste our passions and gifts on the things external that we must leave behind, but that we cultivate within us all that we can carry into the eternal progress beyond.
Edward Bulwer
Lytton
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

Polaroid