- Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể.
- Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau:
Đoạn phần mở bài: giới thiệu câu chuyện
Đoạn ở phần thân bài: kể diễn biến sự việc chi tiết.
Đoạn kết bài: tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
- Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau (cách tả người, kể sự việc) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.
Nhận xét về phần mở đầu và phần kết thúc truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành:
a. Các đoạn văn đã thể hiện đúng và rõ ràng những dự kiến của tác giả trước khi viết truyện. Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc:
- Giống nhau là: Cả đoạn mở đầu và kết thúc đều miêu tả cảnh rừng xà nu. Nó tạo thành một kết cấu vòng tròn - mở. Kết cấu này vừa đảm bảo sự chặt chẽ về bố cục, vừa tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Không những thế, kết cấu kiểu vòng tròn - mở còn gọi cho người đọc những suy nghĩ để liên tưởng "mở rộng vấn đề".
- Khác nhau: Hai đoạn mở đầu miêu tả cánh rừng xà nu cụ thể sinh động bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình nhằm để tạo không khí cho câu chuyện và để dẫn dắt, lôi cuốn người đọc. Trong khi đó đoạn cuối truyện chủ yếu miêu tả cảnh rừng xà nu mờ dần và bất tận nhằm tạo cho ng-ười đọc cảm giác về sự bất diệt của rừng cây và sức sống mãnh liệt của con người.
Kẻ duy nhất có thể lôi cuốn bạn vào vòng rượu chè, trộm cướp và nhục dục chính là bản thân bạn đó.
Khuyết danh