Lịch Sử 10-BÀI 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
Lịch Sử 10-BÀI 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
Lịch Sử 10-BÀI 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
Lao động ở mỏ than.
Thợ mỏ than
1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả nhưng lương chết đói luôn bị đe dọa sa thải.
Chẳng hạn ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (Kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao động từ 14 - 15 giờ, thậm chí có nơi 16 - 18 giờ. Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp. Trong khi đó tiền lương rất thấp, lương của phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân.Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.
*Kết quả: Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản lại càng tăng cường đàn áp.
*Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.
*Tác dụng:
+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
+ Thành lập được tổ chức công đoàn.
Lao động của trẻ em ở Anh
2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX.
- Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Liông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".
- Năm 1834 thợ tơ ở Liông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. Cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.
- Ở Anh từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào "Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm".
Công nhân Anh đưa hiến chương đến Quốc hội.
Mô tả: do bị áp bức , không có quyền chính trị , hàng triệu chữ ký vào bản kiến nghị. Tháng 2-1842, trên 20 công nhân khiêng chiếc hòm chứa trên 3 triệu chữ ký của công nhân đưa đến Quốc hội đòi quyên phổ thông bầu cữ, tăng lương , giảm giờ làm…..
Theo sau có hàng nghìn người đi bộ giương cờ , đi xe , cưỡi ngựa.
Nhân dân hai bên đường vui mừng .
Mang tính chất quần chúng .
- Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa.
* Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
*Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
*Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quần chúng lao động chịu nhiều tầng áp bức và bóc lột
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó.
+ Bóc lột tàn nhẫn người lao động.
+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
*Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
*Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
*Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.
Giai cấp tư sản trong xã hội tư bản bóc lột xương máu của nhân dân lao động.
Giai cấp tư sản dùng mọi quyền thống trị để đàn áp quần chúng lao động
Tham khảo :
XANH - XIMÔNG C. H. ĐƠ:
(Claude Henri de Saint - Simon; 1760 - 1825), nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp. Xuất thân từ một gia đình quý tộc, tình nguyện tham gia chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Châu Mĩ khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc Anh; năm 1783, trở về Pháp và bắt đầu hăng say tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong thời kì Cách mạng 1789. Nội dung quan trọng của học thuyết Xanh - Ximông có điểm đáng chú ý, đó là những quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp, một điều mới so với tất cả các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng trước kia. Mặt hạn chế của ông là cho rằng có thể giải quyết mọi vấn đề bất công xã hội bằng con đường cải cách hoà bình, không cần xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Enghen nhận xét về Xanh - Ximông như sau: "Xanh - Ximông có một tầm mắt rộng thiên tài, nhưng chủ nghĩa Xanh - Ximông chỉ có thể gọi là thơ ca xã hội mà thôi". Tuy nhiên, với những tư tưởng bình đẳng xã hội và những dự kiến xã hội độc đáo (vd. tư tưởng về nền sản xuất có kế hoạch, do xã hội tổ chức), đặc biệt là tấm lòng chân thành vì sự nghiệp mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân lao động, Xanh - Ximông đã được lịch sử thừa nhận là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng có vị trí quan trọng vào đầu thế kỉ 19 ở Pháp.
Saclơ Phuriê (Charles Fourier) - nhà triết học và kinh tế học Pháp, nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng.
Phuriê là con một nhà buôn. Khi còn nhỏ, Phuriê giúp việc bán hàng đã thấy chủ hàng dùng những thủ đoạn lừa dối khách hàng, nên ông chán ghét nghề buôn. Sau khi cha mất, ông được hưởng gia tài và làm chủ một xí nghiệp, nhưng chẳng bao lâu ông phá sản. Ông làm nhân viên cho một hiệu buôn.
Ông viết một số tác phẩm, công kích kịch liệt chế độ tư bản, chỉ rõ rằng trong xã hội tư bản, sự thừa thãi của cải ở cực này nhờ sự nghèo khổ ở cực kia. Chủ nghĩa tư bản làm què quặt con người, đàn áp tư tưởng, tình cảm và ước vọng nhân dân. Ông phê bình, chỉ trích chế độ tư bản xây dựng trên sự cạnh tranh, sản xuất vô tổ chức, không có kế hoạch; việc mâu thuẫn, xung đột nhau về quyền lợi giữa các giai cấp đã gây ra những ác ý đối với nhau. Phuriê cho rằng chế độ tư bản phải được thay thế bằng một chế độ xã hội cao hơn - chế độ xã hội chủ nghĩa. Xã hội tương lai được tổ chức theo hình thức công xã (Phalănggiơ), trong đó mọi người sống trong cộng đồng, lao động được tiến hành theo kế hoạch, mỗi người đều biết nhiều nghề và làm nghề nào mình thích thú, do đó lao động là nhu cầu niềm vui đối với con người. Nhưng ông cho là vẫn phải kinh doanh theo lối tư bản, có nghĩa là vẫn bảo tồn lợi tức cho giai cấp tư sản. Theo ông, thì sản phẩm bán ra, dành một phần để mua lương thực, thực phẩm cung cấp cho toàn công xã, còn lại những người lao động và kỹ thuật được hưởng 2/3, còn 1/3 dành cho các nhà tư bản bỏ tiền vào việc xây dựng công xã.
Cũng như những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng khác, Phuriê không nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp vô sản và chống lại cách mạng bạo lực. Ông tưởng rằng có thể tổ chức xã hội chủ nghĩa tương lai bằng con đường tuyên truyền hòa bình. Trong nhiều năm, ông hướng về những người giàu có kêu gọi họ cấp tiền để tổ chức công xã, nhưng ông đã thất bại.
Mặc dầu học thuyết của ông có nhiều hạn chế nhưng tư tưởng của Phuriê có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa sau này.
Rôbơt Ôoen (Rôbert Owen) - nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng người Anh
Ôoen là con một thợ thủ công. Khi còn nhỏ, Ôoen đã phải lao động để giúp đỡ gia đình. Về sau, kết hôn với con gái một nhà công nghiệp giàu có ở Xcôtlen, ông trở thành chủ xưởng một xí nghiệp lớn có đến 2500 công nhân.
Đã trải qua cuộc đời của người lao động và nhìn thấy tận mắt những cảnh đau khổ của giai cấp công nhân dân, nên ông muốn cải thiện đời sống cho công nhân trong xí nghiệp. Ông muốn họ được sống trong những điều kiện xứng đáng với phẩm cách con người. Ông rút giờ làm việc trong xí nghiệp xuống 10 tiếng rưỡi (các xí nghiệp khác là 13-14 giờ), trả lương cao cho công nhân và cho họ được hưởng phúc lợi tập thể. Ông quan tâm đến việc giáo dục con cái của công nhân như xây dựng trường học kiểu mẫu, tổ chức nhà nuôi trẻ và vườn trẻ. Không chỉ giới hạn trong hoạt động bác ái, mà ông còn đưa ra một dự án cải tổ xã hội theo chế độ cộng sản chủ nghĩa. Ông mua một khoảng đất ở Châu Mỹ, rồi cùng môn đệ đến đó để tổ chức thí điểm hợp tác xã của ông. Sau khi thất bại, ông trở về Anh và tham gia tích cực vào phong trào nghiệp đoàn và trở thành chủ tịch thứ I của Tổng công hội Anh.
Về quan điểm xã hội học. Ôoen cho là xã hội tư bản chưa hợp lý và có tính chất tạm thời, do đó cần phải thiết lập một xã hội "hợp lý" hơn trong tương lai như là một liên minh của các hợp tác xã, trong đó công việc được phân� chia giữa những người công dân theo khả năng của họ và sản phẩm lao động thì được phân chia theo nhu cầu của họ. Ôoen cương quyết bác bỏ việc sử dụng cách mạng và đấu tranh giai cấp làm phương tiện cải tạo những quan hệ xã hội và không nhận thức được vai trò của giai cấp công nhân. Ông đặt hy vọng vào giai cấp thống trị và những người trí thức sẽ đóng góp vào việc sáng tạo ra xã hội "hợp lý" tương lai.