Dưới đây là bài viết phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đã từ lâu, hình ảnh trăng đi vào nhiều áng văn thơ của thi nhân xưa- nay. Chúng ta có ánh trăng nhớ quê hương trong tiếng thơ xót xa của thi tiên Lí Bạch, ánh trăng bạn hữu trong thơ của Hồ Chí Minh… Và giờ đây, ta lại bắt gặp ánh trăng thủy chung tình nghĩa, ánh trăng soi đường để con người về với những “ngày xưa” mà nhìn lại mình trong “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Đó là một vầng trăng nghiêm khắc mà tha thiết yêu thương, một ánh trăng đầy nghĩa tình sâu nặng.
Ánh trăng trong văn học luôn là đề tài gắn với lãng mạn. Với Nguyễn Duy, ánh trăng biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại. “Ánh trăng” là hình ảnh của quá khứ, là nhân dân, người lính, lí tưởng chiến đấu, “Ánh trăng” được viết theo thể thơ năm chữ gồm sáu khổ và bố cục ba phần tương ứng với ba giai đoạn, ba hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời người lính. Hai khổ đầu là sự gắn bó giữa người lính với ánh trăng. Hai khổ sau là những lãng quên, hai khổ cuối cùng là lời tự thú, tự nhắc nhở mình không được lãng quên quá khứ.
Hình ảnh gắn liền với một quá khứ nghĩa tình gắn bó là ánh trăng tri kỉ: “Vầng trăng tình nghĩa”. Trong quá khứ ấy, người lính sống với vầng trăng, bầu bạn với vầng trăng. Thời gian của quá khứ được tính theo trình tự trước sau: hồi nhỏ, những kỉ niệm mộc mạc mà đáng nhớ, hồi chiến tranh ở rừng. Hai đoạn đó nghĩa tình gắn liền với trăng, vầng trăng là tri kỉ, tình nghĩa.
Ý nghĩa hàm ẩn trong những cách gọi tên vầng trăng đã nói lên mọi quan hệ gần gũi như máu thịt của người lính và vầng trăng – với nhân dân.
Cuộc chiến tranh đã trôi qua, người lính trở về với những bộn bề cuộc sống hàng ngày. Những bộn bề đã che khuất vầng trăng.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Người không biết tươi cười sẽ không biết cách mở ra những cánh cửa.
Ngạn ngữ Trung Quốc