80s toys - Atari. I still have

Phân tích bài “Hịch tướng sĩ” của Trấn Quốc Tuấn để làm sáng tỏ ý kiến:” “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là “Bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến, quyết thắng”




Có ý kiến cho rằng “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là “Bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến, quyết thắng. Đó là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguyên – Mông . Phân tích bài “Hịch tướng sĩ” của Trấn Quốc Tuấn để làm sáng tỏ ý kiến trên.


Gợi ý









Mở bài:


Trần Quốc Tuấn (1232 – 1300) là vị anh hùng dân tộc, văn võ toàn tài, người có công lớn nhất trong 3 lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Ông là tác giả cuốn “Binh thư yếu lược” và “Hịch tướng sĩ”.


Năm 1285, Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trước đó, tại Hội nghị quận sự Bình Than, Trần Quốc Tuấn được vua nhà Trần trao trọng trách ‘Tiết chế thống lĩnh .Ông đã viết “Hịch tướng sĩ” kêu gọi ba quân nâng cao cảnh giác, học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu đánh thắng quân xâm lược phương Bắc.


“Hịch tướng sĩ’’ là một văn kiện lịch sử trọng đại hàm chứa tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng, đồng thời mang tính nghệ thuật độc đáọ, xứng đáng là một kiệt tác trong nền văn học cổ Việt Nam. Có ý kiến cho rằng “Hịch tướng sĩ” cùa Trần Quốc Tuấn là “Bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng. Đó là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguvên Mông”



  1. Thân bài.


“ Hịch tướng sĩ” là tiếng nói của vị thống soái sục sôi nhiệt huyết. Cái lo buồn, nỗi căm giận, niềm khao khát của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong bài hịch sục sôi một bầu máu nóng. Mối quan hệ của vị quốc công với tướng sĩ là mối quan hệ tôi – tớ” nhưng chứa chan tình nghĩa, đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử có nhau: “… lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.


Trước sự hoành hành của sứ giặc, trước họa xâm lăng của đế quốc Nguyên – Mông, ông mang một tâm trạng cay đắng, thao thức suốt những đêm dài. Tâm trạng ấy của ông là cả một bầu nhiệt huyết sôi sục:


“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng Triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa. để thỏa lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam, mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ vệ sau. ”


Bằng một nhãn quan chính trị sâu sắc, cảnh giác, vị Tiết chế đã vạch trần dã tâm của bọn bành trướng phương Bắc muốn biến nước ta thành quận huyện của chúng, lên án hành động vơ vét của kho, “đòi ngọc lụa” “thu bạc vàng” để thỏa lòng tham không cùng của lũ sứ giặc Mông cổ. Ông nhắc tướng sĩ không được khoanh tay, ngồi nhìn giặc lấn tới, vì như thế “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ vẽ sau !”.



, , , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Cái ác chẳng bao giờ không bị trừng phạt, thưa ngài. Nhưng sự trừng phạt đôi khi là bí mật.
Evil never goes unpunished, Monsieur. But the punishment is sometimes secret.
Agatha Christie
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên