Dưới đây là bài phân tích một số bài thơ cổ từ thế kỉ X thế kỉ XV để làm sáng tò nhận xét : thơ cổ dân tộc có nhiều bài kiệt tác viết về thiên nhiên xinh đẹp của quê hương đất nước ta”
Một nét rất đẹp trong cổ thi là hình ảnh thiên nhiên mĩ lệ. ‘Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp – Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” (Hồ Chí Minh). Các cao nhân mặc khách vốn là những con người rất đỗi tài hoa, họ đến với thiên nhiên không chỉ để thưởng ngoạn mà còn để chiếm lĩnh, giao hòa, san sẻ… Thiên nhiên tạo vật đã thăng hoa những tài năng, đã chấp cánh cho thơ ca nghệ thuật. Có thể nóỉ: thơ cổ dân tộc có nhiều kiệt tác viết về thiên nhiên xinh đẹp của quê hương đất nước ta
Trên thi đàn Việt Nam hơn mười thế kỉ qua, dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm, hầu như nhà thơ nào cũng để lại ít nhiều câu thơ đẹp. bài thơ hay về cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp.
Thơ ca cố điển Việt Nam viết rất hay vê mùa xuân. Mùa xuân đến, cảnh vật và lòng người dào dạt một sức xuân. Xuân đến quả bất ngờ. Hoa đua nờ, bướm trắng vờn bay từng đôi thật hữu tình, thơ mộng:
“Ngủ dậy ngó song mây,
Xuân về vẫn chửa hay.
Song song đôi bướm trắng,
Phấp phới sấn hoa bay”.
Hình tượng “bướm – hoa” rạo rực một tình xuân và sắc xuân của tạo vật được thể hiện trong bài thơ “Buổi sớm mùa xuân” của Trần Nhân Tông, đã đem đến cho ta nhiều xúc cảm.
Trần Nhân Tông, nhà vua anh hùng – thi sĩ có nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước thanh bình. Bầu trời xuân quang đãng, mây nhởn nhơ bay phản chiếu xuống thềm điện ngọc lưu li. Khóm liễu xanh tươi nở từng búp nõn. Tiếng chim hót véo von. Cảnh xinh đẹp như dẫn hồn người vào cõi mộng:
Cũng như thung lũng cho ngọn núi chiều cao, khổ đau cho lạc thú ý nghĩa; cũng như mạch nước là nguồn của suối, nghịch cảnh sâu sắc có thể là châu báu.
As the valley gives height to the mountain, so can sorrow give meaning to pleasure; as the well is the source of the fountain, deep adversity can be a treasure.
William Arthur Ward