Snack's 1967

Em hãy chứng minh rằng trong xã hội cũ sự phân biệt nghèo hèn – giàu sang được thể hiện sâu sắc, rõ nét qua Nỗi oan hại chồng qua nhân vật Thị Kính.

Bài viết


Từ lâu, nhân dân ta lưu truyền câu thành ngữ đã trở nên hết sức quen thuộc là Oan Thị Kính. Đây là thành ngữ dùng để chỉ những nỗi oan ức đến cùng cực, nỗi oan không thể giãi bày. Thế nhưng nhân vật của câu thành ngữ – Thị Kính – không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kè giàu sang tàn ác khinh rẻ. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng kể về đoạn đời đầy bất hạnh của người phụ nữ lương thiện ấy.









Trước hết, nỗi khổ đau của Thị Kính phải chịu đựng bắt nguồn từ việc bị ngờ oan. Khi chồng dùi mài kinh sử đã đến hồi mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, người vợ hiền – Thị Kính đã ân cần dọn kĩ và ngồi quạt cho chồng. Chăm sóc chồng không chỉ là việc làm của người vợ đảm đang mà đối với họ còn là một hạnh phúc. Thị Kính cũng thế. Song khi nàng muốn được chăm sóc cho chồng nhất, muốn được hưởng niềm hạnh phúc của người vợ thì lại là lúc nàng gặp phải sự đùa cợt của số phận. Nhìn thấy Thiện Sĩ có dị hình sắc dưới cằm mọc ngược và dạ thương chồng vì trước đẹp mặt chàng sau đẹp mặt ta, tiện có con dao sắc đang cầm trong tay, nàng định bụng sẽ xén chiếc râu quái ác ấy. Nhưng oái oăm thay, Thiện Sĩ chợt giật mình tỉnh dậy tình ngay mà lí gian, con dao trong tay nàng không còn là con dao làm đẹp cho chồng mà trở thành bằng chứng của một âm mưu tàn ác. Thực hư ra sao chẳng cần xét hỏi, bà mẹ chồng Sùng Bà – dồn dập đổ xuống đầu nàng những lời buộc tội và căn cứ:


Cái mặt con sứa gan lì này! Mày định giết con bà à?


Yêu và thương chồng hết mực, một mảy may ý định giết chồng nàng cũng không hề nghĩ tới. Vậy việc làm chẳng hề có ấy qua lời của mụ thì rõ rành rành mười mắt đều trông. Đau đớn quá, oan ức quá! Nỗi oan chẳng dừng lại ở đó. Người vợ thuỷ chung tình nghĩa mang thêm tội ăn ở hai lòng với sự suy diễn trắng trợn từ Sùng Bà. Nguyên nhân giết chồng là do nàng đã trót say hoa đắm nguyệt, đã trên dâu dưới bộc hẹn hò. Nỗi oan ấy chẳng hề bày tỏ cùng ai. Người chồng nhu nhược đớn hèn chỉ biết làm ngơ trước tình cảnh của người vợ nghĩa nặng tình sâu. Ba lần tiếng kêu thảm thiết Thị Kính hướng về mẹ chồng thì bị đáp trả bằng những lời buộc tội thêm một chồng chất, bằng cú dúi tay ngã khuỵ nhẫn tâm.


Thế nhưng, chúng ta đều biết rằng tôi của nàng không phải vi phạm vào tam tòng tứ đức mà là tội nghèo. Ngờ oan cho con dâu chỉ là cái cớ để bà mẹ chồng tàn ác kia khinh miệt, nhục mạ xuất thân nghèo hèn của nàng. Lấy cho con trai người vợ không môn đăng hộ đối chắc hẳn Sùng Bà âm ỉ mang trong lòng sự căm ghét với con dâu. Chỉ có những nơi công hầu mới xứng đáng sánh đôi cùng con trai bà, bởi nhà bà đây cao môn lệnh tộc, nhà bà đây giống phượng giống công. Khác với vẻ khoe khoang vênh váo khi nói về dòng giống của mình, Sùng Bà không tiếc lời khinh bỉ, coi thường khi nhắc tới gia đình Thị Kính. Cái loại mèo mả gà đồng, cái loại con nhà cua ốc mà lại là con dâu bà thì thật là điều ô nhục. Suốt dời, những thân phận nghèo hèn chỉ thuộc địa vị thấp kém, mãi mãi không thể ngẩng đầu được:


Trứng rồng lại nở ra rồng,


Liu diu lại nở ra dòng liu diu.


Người xưa thật tài tình với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, với việc đặt vào cái miệng nanh nọc của Sùng Bà một thứ ngôn ngữ phong phú đa dạng đến thế. Đáng thương thay cho Thị Kính, bị hành hạ về mặt tinh thần chưa đủ, nàng còn phải chịu đựng những hành vi tàn ác và rất thô bạo từ người mẹ chồng quyền quý, giàu sang. Hai lần, dưới bàn tay thô bạo cùa Sùng Bà, Thị Kính đã ngã xuống. Cả hai lần đều là khi Thị Kính mở miệng kêu oan. Khi đã rũ rượi vì khóc than đau đớn, nàng còn phải ngửa mặt lên để hứng những lời lẽ cay độc. Sùng Bà có lẽ đã giận mình không thể chém bổ băm vằm xả xích mặt nàng ra.


Xung đột kịch đã đẩy lên tới đỉnh điểm là lúc Thị Kính chạy lại cha đẻ sau cái dúi ngã tàn nhẫn của Sùng Ông, rồi hai thân phận nghèo hèn ấy ôm nhau than khóc. Còn nỗi đau, nỗi nhục nào hơn khi một con người bất lực trước việc cha đẻ bị khinh bỉ? Người cha tội nghiệp ấy cũng vì nghèo hèn mà trở thành nạn nhân của trò đùa tai quái do vợ chồng Sùng Bà bày ra: gọi ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là trả lại cô con gái lăng loàn. Họ khóc than cho nỗi đau đớn, nhục nhã của những thân phận nhỏ bé bị chà đạp bởi những kẻ giàu có tàn ác.



, , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Nỗi buồn là di sản của quá khứ; sự nuối tiếc là nỗi đau của ký ức.
Sadness is always the legacy of the past; regrets are pains of the memory.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên