Ring ring

Soạn văn bài Tuyên ngôn Độc lập – Ngữ văn 12, tập 1




Soạn văn: Tuyên ngôn Độc lập


Phần một: Tác giả









1: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà no yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản, Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn.


2: Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là bộ phận gắn bó hữu cơ đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Hồ Chí Minh quan niệm văn học là vũ khí sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn cũng là chiến sĩ. Người chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Khi cầm bút Người xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết đinh nội dung và hình thức tác phẩm.


3: Sự nghiệp văn chương của Người bao gồm: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Mỗi bộ phận đều có những tác phẩm đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.


*Văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. Các tác phẩm tiêu biểu:


+ Bản án chế độ thực dân Pháp tố cáo trực diện tội ác của thực dân Pháp gây nỗi thống khổ cho nhân dân bản xứ bằng những cứ liệu chân thực, phong phú, thái độ, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt và nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo.


+ Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực đặc sắc.


*Truyện và kí chủ yếu được viết khi Người hoạt động ở Pháp với tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Những tác phẩm này tập trung tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá của bọn thực dân, phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng bằng nghệ thuật văn xuôi tài năng, giàu trí tuệ và chất hiện đại. Những tác phẩm tiêu biểu như Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng trắc , Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu…


*Thơ ca chiếm số lượng lớn trong sáng tác văn chương của Người:



, , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
Khổng Tử
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên