“Chuyện gia đình ta nó … biển thì rộng lắm ” Anh (chị) hiểu ý tưởng đó của nhà văn như thế nào?




ĐỀ BÀI: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, một ý tưởng của Nguyễn Thi được thể hiện qua lời nói của nhân vật chú Năm: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm ”.


Anh (chị) hiểu ý tưởng đó của nhà văn như thế nào? Hãy chứng minh rằng trong truyện ngắn này của Nguyễn Thi đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến đời chị em Chiến – Việt.


Array
Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi








BÀI LÀM


I. Mở bài: Nguyền Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca. ông còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Nguyễn Thi quê ở Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhưng ông vào Sài Gòn từ nhỏ. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc. Năm 1962 ông trở lại miền Nam, hoạt động trong lực lượng Văn nghệ giải phóng với bút danh Nguyễn Thi. Ông đã sống gần gũi và gắn bó với con người miền Nam. Do đó, những sáng tác của ông đều phản ánh khá chân thật và sinh động cuộc sống và tính cách của con người miền Nam – những con người hồn hậu, chân chất trong cuộc sống đời thường, nhưng có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho đất nước. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nói về vẻ đẹp của con người miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ là truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Trong truyện ngắn này, một ý tưởng của Nguyễn Thi được thể hiện qua lời nói của nhân vật chú Năm: “Chuyện gia đình ta nó cũnỊỉ dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biến mà biển thì rộng lắm”.


II. Thân bài:


1. Ý nghĩa của nhan đề và nội dung của câu truyện: Đúng như tên gọi của thiên truyện ở đây, Nguyễn Thi đã dựng lên hình tượng những con người trong một gia đình lớn; gia đình cách mạng. Họ gắn bó với nhau trong một mối tình ruột thịt, người nào cũng đáng yêu, đáng quý, người nào cũng có bản chất riêng, nhưng lại thống nhất với nhau về bản chất. Những đặc điềm chung ấy là: lòng câm thù giặc sâu sắc, hành động dũng cảm, gan góc trong chiến đấu, niềm say mê và khao khát được đánh giặc, rất tình nghĩa, rất đỗi thủy chung với gia đinh, Cách mạng và Tổ quốc. Có thể kể đó là những nhân vật như chú Năm, mẹ Việt và đặc biệt là hai chị em Chiến và Việt.


2.Những khúc sông của dòng sông truyền thống: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, ta thấy một tư tưởng được cô đúc lại trong toàn bộ thiên truyện đã thể hiện trong câu nói của chú Năm với chị em Chiến và Việt: “Chuvện gia đình ta nó chiều dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc ãể ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, Con sông của gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”.


Câu nói của chú Năm có vẻ văn hoa, mang tính chất triết lí nhưng rất thực tiễn. Đó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, yêu cách mạng từ đời này qua đời khác. Mỗi thành viên trong gia đình chú Năm là một khúc sông, để tạo nên dòng sông truyền thống ấy: “Trăm sông đổ về một biển” hay cũng chính là dòng sông truyền thống của gia đình chú Năm sẽ đổ về một xã hội lớn hơn, hòa trong biển lớn cách mạng của đất nước.


Thật vậy, gia đình chú Năm là một gia đình cách mạng, mang nặng thù nhà, nợ nước. Ông nội của Chiến và Việt bị lính tổng Phòng bắn vào giữa bụng, bà nội bị lính quận Sơn hành hạ, đánh đập. Ba của Chiên và Việt thì bị chặt đầu, má thì bị trái ca-nông của Mỹ giết chết khi đi đâu tranh ở Mỏ Cày, thím Năm thì bị giặc bắn bể xuồng chết khi đi rọc lá chuối… Những người thân trong gia đinh lần lượt bị sát hại. Những đau thương, mất mát này đưực chú Năm ghi lại một cách tỉ mỉ trong một cuốn sổ tay, để làm nên những khúc sông trong dòng sông truyền thống gia đình. Trong những khúc sông ấy có chú Năm, ba Chiến, mẹ Chiến, đặc biệt được kết thúc một cách ào ạt hơn, mãnh liệt hơn, hào hùng hơn ở Chiến và Việt.



  1. Những nhân vật chính làm nên những khúc sônga) Chú Năm: Chú Năm là một con người nghĩa khí, chất phác, bộc trực nhưng thâm trầm, sâu sắc, giàu tình yêu thương, gắn bó thủy chung với cách mạng, luôn luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, ghi chép truyền thống, giữ gìn và phát huy truyền thống. Chất truyền thống nơi chú phảng phất tính chất đạo lí cổ truyền từ ngàn xưa của dân tộc “gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Chú ghi chép gia phả của dòng họ một cách rất tỉ mỉ, từ những sự việc xảy ra đến những ngày giỗ của từng người trong gia đình và những chiến công của Việt và Chiến trên sông Định Thủy, tỉ mỉ đến độ “thỏn mỏn”. Lời lẽ chú mộc mạc, “nét chữ lòng còng”, nhưng đấy là tất cả tấm lòng của chú, tình yêu thương lẫn căm thù của chú và đó còn là ý thức giữ gìn truyền thống cho gia đình của chú nữa.


Chú Năm tuy chưa già nhưng mái tóc đã đốm bạc. Trước kia chú sống bằng nghề sông nước, “đi chèo ghe mướn ở Sài Gòn, Lục Tỉnh”. Chú thường kể chuyện cho chị em Chiến, Việt nghe và “chú hay kể sự tích của gia đình và cuối cùng câu chuyện thế nào chú cũng hò lên mấy câu”. Những câu hò của chú “nói về cuộc đời cực của chú và những chiến công của đất này”. Hình như chú muốn gửi gắm tất cả tấm lòng, bao điều tâm sự và mong ước của chú vào Việt qua tiếng hò: “Lúc đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mất chú mở to, làm như Việt là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hò đó, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành những nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng Tháp Mười”.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Nếu bạn yêu hai người cùng một lúc, thì tôi khuyên bạn hãy chọn người thứ hai. Nếu người thứ nhất đủ hoàn hảo thì bạn sẽ không để ý đến bạn thứ hai đâu. Tin tôi đi!
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

Old school Swatch Watches