Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Soạn bài: Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình

HocTap321 hướng dẫn Soạn bài: Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình ngữ văn lớp 10




Hướng dẫn soạn bài: Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình


Câu 1: Bố cục gồm 3 đoạn


- Đoạn 1 (từ đầu đến "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.


- Đoạn 2 (tiếp đến "Những mình nào biết có xuân là gì": thể hiện tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh cay đắng nhơ nhuốc ở lầu xanh.


- Đoạn 3 (còn lại): Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều.


Câu 2:


Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng
các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói
đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của
mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ
nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng
nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp
(qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).


Câu 3: Các dạng thức đối xứng:


- Đối xứng trong 4 chữ: bướm lả - ong lơi ; lá gió – cành chim; dày gió - dạn sương; bướm chán - ong chường; mưa Sở - mây Tần; gió tựa - hoa kề => hình thức này góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bang của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.


- Tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: Khi tỉnh rượu - lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm - bốn bề trăng thâu => nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.


- Đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Rượu làm nổi lên những điều thầm kín nhất.
Ngạn ngữ Đức
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên