Câu 1:
Đại cáo bình Ngô có thể chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn đều có một chủ đề riêng nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của tác phẩm, đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc.
- Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).
- Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.
Câu 2: Đoạn mở đầu ("Từng nghe ... chứng cớ còn ghi"):
a. Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi, có hai nội dung chính được nêu ra, đó là:
- Tư tưởng nhân nghĩa.
Khó kiếm được người bạn trong một năm, nhưng dễ xúc phạm bạn trong một giờ.
Ngạn ngữ Trung Quốc