Có thể sắp xếp bốn bài ca dao thành 2 nhóm:
- Nhóm tiếng cười tự trào: bài số 1.
- Nhóm tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội: các bài 2, 3, 4.
a. Cưới xin hôn lễ là một chuyện vô cùng hệ trọng và có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi con người. Nó thường được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Thế nhưng việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều rất khác thường. Thực ra nó là hai màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.
- Lời của chàng trai: Để cưới nàng, chàng trai đã có những dự định thật to tát. Chàng muốn có một đám cưới linh đình nhưng vì những lí do khách quan nên những dự định của chàng không thực hiện.
Muốn dẫn voi --> sợ quốc cấm
Muốn dẫn trâu --> sợ họ máu hàn
Muốn dẫn bò --> sợ họ nhà nàng co gân.
Khôn phải là chàng không muốn làm cho nhà gái nở mày nở mặt bằng một lễ vật sang trọng mà là vì chàng lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của họ. Cuối cùng, chàng quyết định:
"Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng"
Lí lẽ của chàng trai thật thông minh, cũng thật hóm hỉnh, đáng yêu.
Lời đáp của cô gái cũng… chẳng vừa. Thách cưới mà lại thách "một nhà khoai lang" thì dễ đấy nhưng cũng có khác nào làm khó người ta. Song điều quan trọng không phải ở điểm này mà là ở chỗ cô gái hiểu "hoàn cảnh" của nhà em và nhà anh… cũng giống nhau thôi. Và như thế đám cưới chỉ cần một "nhà khoai lang" là cũng quá đủ rồi.
Qua lời thách cưới và lời dẫn cưới, chúng ta có thể thấy ở đây người nông dân đã mang cái nghèo của chính mình ra để mà đùa cợt. Tiếng cời ấy hướng vào chính họ nhưng cũng là để cho họ quên đi cảnh khổ mà lạc quan yêu đời và ham sống hơn.
b. Bài ca dao có giọng hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật:
Thay vì so sánh mình với những người may mắn hơn mình, ta nên so sánh mình với số đông con người. Và rồi sẽ có vẻ như chúng ta là những người may mắn.
Instead of comparing our lot with that of those who are more fortunate than we are, we should compare it with the lot of the great majority of our fellow men. It then appears that we are among the privileged.
Helen Keller