Để giúp các em hiểu sâu hơn bài Bài luận về phép học của Nguyễn Thiếp, chúng tôi giới thiệu với các em hai bài của giáo sư Dương Quảng Hàm và học giả Trần Trọng Kim. Việc học, đạo học bất cứ thời nào, lứa tuổi nào cũng phải suy nghĩ nghiêm túc, nhất là khi nước ta hiện nay đang cải cách giáo dục.
Phép học phép thi ở nước ta
G.s. Dương Quảng Hàm
Sở dĩ các nhà cầm quyền và các nhà sĩ phu nước ta lúc bấy giờ (thế kỷ 19) không biết cải cách việc nội chánh và có những ý tưởng sai lầm về việc ngoại giao, chính vì không kiên nhẫn học hỏi, tri thức khiếm khuyết, chỉ biết dọc sách Tàu, hiểu việc nước Tàu, còn ngoài ra tình thế thiên hạ, lịch sử, địa dư, văn minh các nước khác trên toàn cầu đều không rõ; chỉ chuyên hục về văn chương, mải miệt về lối văn cử nghiệp mà không nghiên cửu đến các khoa học thực dụng, nên không biết rằng, cơ khí, binh bị, kĩ nghệ, thương mại có một thiết quan hệ đến sự giàu mạnh sinh tồn của một dân, một nước trong thế kỉ 19. Mở cái cớ khiến cho kiến văn hẹp hòi, học thức khiếm khuyết, thế là vì chính phép học phép thi ở nước ta không hề thay đổi.
Đành rằng Nho học và khoa cử nước ta cũng đã đào tạo được nhiều nhân tài vàgiúp cho nước ta thành một nước có văn hiến, nhưng cái lối học thuần lấy văn chương luân lý, lịch sử làm gốc không hợp thời nữa. Gỉa dĩ cái lối học cử nghiệp càng lâu ngày càng sinh tệ: Các sĩ phu chí biết đẽo gọt câu thơ, câu văn. thành ra cái thói chuộng hư văn ngày một tệ thêm.
(…) Về việc học, việc thi ở nước ta không thay đổi cho phù hợp, nên dân trí không mở mang mà các bậc sĩ phu trong nước không hiểu thời thế. Vì việc nội chánh không canh cải, nên nền kinh tế trong nước không được thịnh vượng, việc binh bị trong nước không được sung túc. Lại thêm việc ngoại giao thất sách, thành ra gây oán với nước ngoài, đó chính là cái cớ sâu xa về việc người Pháp sẽ can thiệp đến nước ta vậy.
Sự ghen tuông chỉ là yêu và hận cùng một lúc.
Jealousy is just love and hate at the same time.
Khuyết danh