Dưới đây là bài phân tích và nêu cảm nghĩ bài “ Giáo dục chìa khóa của tương lai” . Tác giả bài “Giáo dục chìa khóa của tương lai” là P.May-o Tổng giám đốc Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) từ năm 1987. Bài báo đã đăng trên tạp chí “Người đưa tin UNESCO, số 12.1994″, thế mà hơn một thập kỉ sau, độc giả là những người Việt Nam chúng ta mới có dịp được tiếp cận những tư tưởng của tác giả, không chỉ tiến bộ, sâu sắc mà còn mang tính thời sự hấp dẫn.
Phần đầu văn bản, P.May-o đã chỉ ra rằng: “Việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số” là một trong những “thách thức cấp bách ” đối với mọi quốc gia, vì nó có thể tạo ra những khác biệt giữa sự phồn vinh trong một thế giới công bằng hơn với sự nghèo khó trầm trọng hơn”. Nói một cách khác, sự chênh lệch giữa giàu với nghèo, giữa văn minh, tiến bộ, phát triển với lạc hậu, tối tăm của các quốc gia, các khu vực đều do vấn đề dân số. Chính sách về phát triển con người một cách bền vững bao gồm nhiều mặt, nhiều vấn đề trong “một chiến lược hợp tác”, đó là “bảo vệ môi trường”, “đẩy mạnh phúc lợi kinh tế và tiến bộ xã hội”, “nâng cao vị trí của người phụ nữ”, v.v…
Liên hệ đến đất nước Việt Nam chúng ta càng thấy rõ tư tưởng sâu sắc của Ngài Tổng giám đốc UNESCO: vấn đề dân số đất nước ta gắn liền với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với những chính sách kinh tế, xã hội như xóa đói giám nehòo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, xây dựng gia đình văn hóa mới v.v…
Phần tiếp theo của bài báo, tác giả nói lên vai trò hết sức quan trọng của giáo dục. “Gốc rễ” của vấn đề dân số là giáo dục, vì thế “phải đầu tư vào giáo dục”, tức là tạo ra và truyền bá kiến thức (kinh phí giáo dục, đào tạo đội ngũ thầy giáo, xây trường học, soạn thảo chương trình, biên soạn sách giáo khoa…).
Đầu tư vào giáo dục sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn vì nó là “chìa khóa không chỉ cho tăng trưởng kinh tế mà còn cho phát triển chính trị và tiến bộ xã hội “. Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giảm sự gia tăng dân số, bởi lẽ có thể hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh.
Với cái nhìn ở tầm vĩ mô toàn cầu, ông p. May-o đã chỉ ra rằng không được cưỡng bức, không được cập dật trong việc hạn chế sinh đẻ mà phải tôn trọng vai trò cơ bản của người phụ nữ trong đời sống xã hội. Đây là một ý tưởng rất nhân văn.
Tác dụng của giáo dục vô cùng to lớn. Nó đã “khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người”,.nó “xây dựng… tạo nên những thái độ khoan dung và đồng cảm”, nó “đem lại cho các cá nhân khả năng làm chủ vận mệnh của mình. Thật vậy, một nền giáo dục tiên bộ là một nền giáo dục hướng tới con người, vì tự do, hạnh phúc của con người. Đoạn văn: “Giáo dục không chỉ cung cấp thông tin… khả năng làm chủ vận mệnh của mình” đã nêu lên khái quát về nội dung và tác dụng của giáo dục đối với xã hội.
Phần cuối văn bản, tác giả sử dụng thao tác tương phản đối lập để khẳng định ý tưởng tốt đẹp: “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng công lý”. Chứ không phải thống trị bằng quyền lực để duy trì sự ngu dốt và áp bức ”.
Vai trò của các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt những người mẹ là vô cùng quan trọng, họ là những người “nắm giữ chìa khóa của cánh cửa” dẫn đến hòa bình, công bằng, công lí. Họ Là những người nuôi và dạy, giáo dục và bồi dưỡng những thế hệ tương lai. Vì thế mới có khẩu hiệu ”Trẻ em hiện nay là người làm chủ thế giới ngày mai”. Chi có giáo dục mới biến khẩu hiệu ấy thành hiện thực.
“’Giáo dục chiu khóa của tương lai” là một văn bản thuyết minh, tác giả sử dụng phương thức lập luận để biểu đạt ý tưởng của mình về vấn đề dân số, về việc giải phóng phụ nữ. Đặc biệt nêu lên tầm quan trọng cùa vấn để giáo dục. Cách lập luận chật chẽ, lý lẽ sắc bén, tư tưởng tiến bộ là giá trị đích thực cùa văn bản này.
Tình yêu sẽ tìm được đường qua những nơi ngay cả chó sói cũng không dám rình mồi.
Love will find a way through paths where wolves fear to prey.
Lord Byron