Bài viết
Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường. Ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết vể đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm mới trở về.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điểu khiến người ta buồn nhất, khắc khoâi nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở vể thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách 1ạ vô làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mờ đầu bài thơ tác giả viết:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
( Trẻ đi, già trở lại nhà,)
Câu thơ nói về một hoàn cành đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở về sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày hay vài năm nhưng sẽ là vấn đề nếu thời gian ra đi kéo dài hàng mấy chục năm. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ, chúng ta ai cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đầy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo:
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.)
Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương trong ông vẫn vẹn nguyên. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được. Giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm là một điều vô cùng quý giá. Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách, cử chi nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Điều này chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết… Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi dược mái tóc, được vẻ bề ngoài cùa con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng và ở một môi trường như thế con ngưòi rất dễ thay đổi. Thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thuỷ chung, nghĩa tình với quê hương của mình.
Muốn biết người phải nghe họ nói.
Khổng Tử