Kể lại nội dung tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm.

Bài viết


Kể lại nội dung tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm.









Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực của Trung Quốc giai đoạn đời Đường, một giai đoạn mà thơ ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu dược những thành tựu vô cùng to lớn. Đỉnh cao về thơ ca thời đó có thể kể đến hai nhà thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ. Nếu Lí Bạch là thi tiên thì Đỗ Phủ được mệnh danh là Thi thánh.  Thơ Lí Bạch thường bay bổng lãng mạn, ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên đá; nước; còn thơ Đỗ Phủ thường nói về hiện thực đầy đau khổ, bất hạnh mà qua đó ta thấy được phần nào cuộc sống của chính nhà thơ. Một trong những bài thơ tái hiện lại quãng đời bất hạnh của ông là Bài ra nhà tranh bị gió thu phá. Bài thơ như một câu chuyện kể lại chân thực về cuộc sống vất vả, tủi nhục khi căn nhà tranh của ông bị gió thu thổi tốc mái.


Vào một đêm tháng tám, bão lốc ập đến, trời bỗng đổ mưa, kèm với nó là những âm thanh ghê rợn như tiếng thét gào của sấm và chớp, tiếng rít của gió. Mái nhà tranh nằm nép mình ven rừng dường như không còn chịu đựng được sức mạnh của trận cuồng phong nên chỉ trong chốc lát mái tranh tung lên trời để lại căn nhà trống huếch, trống hoác. Mái tranh bay là tà khắp nơi: mảnh thì bay sang sông, rải khắp bờ; mảnh thì bay cao treo tót lên ngọn cây trong rừng xa; mảnh thì bay ra ngoài mương. Để có dược căn nhà đó, ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Ngỡ ông được sống yên ổn khi tuổi đã già, sức đã yếu vậy mà chỉ sau vài tháng, trận bão lốc đã cướp đi sự bình yên hiếm hoi ấy. Hoàn cảnh của nhà thơ thật đáng thương. Trong tình cảnh đó ông rất cần sự động viên an ủi của bạn bè, láng giềng. Ấy vậy mà lũ trẻ trong thôn thấy Đỗ Phủ sức yếu đã tranh nhau chạy đến cướp những mành còn lại rồi bỏ chạy thật nhanh và khuất sau lũy tre. Sức kiệt, mệt mỏi, chán nản ông chỉ biết đứng kêu gào nhìn theo lũ trẻ. Đọc những câu thơ này, ta có thể mường tượng ra hình ảnh một ông già quần áo xộc xệch, tay chống gậy, bất lực nhìn cảnh lũ trẻ cướp giật và bỏ chạy. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy được sự ngang trái, hỗn loạn trong xã hội thời bấy giờ. Đồng thời ta cũng thấy tấm lòng cảm thông của tác giả đối với những kẻ vừa làm điều xấu bởi ông hiểu chúng cũng nghèo khổ, chúng cũng chỉ là nạn nhân của xã hội bất công thối nát khi đó.


Nếu khổ thơ đầu nhà thơ nói đến cái rủi, cái đau về sự bạc bẽo vô tâm của bọn trẻ trước nỗi khổ, bất hạnh của ông thì ở khổ thơ thứ ba nhà thơ đưa ta trở về với căn nhà sau trận cuồng phong của ông. Trời đã yên lặng sau những giờ phút điên cuồng, bầu trời tối đen như mực và mưa lại rền rĩ suốt canh khuya:


Mền vài lâu năm lạnh tựa sắt,


Con nằm xấu nết đạp lót nát.


Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu


 Dày hạt mưa, mưa chẳng dứt.


Một khung cảnh ảm đạm bày ra trước mắt nhà thơ. Khắp nơi đều đã ướt hết tất cả, chiếc giường của các con ông vẫn nằm bây giờ cũng ướt sũng, đầu giường cũng đã ướt chẳng còn chỗ để nằm. Cả nhà phải đắp chiếc chăn cũ lạnh cóng như sắt. Nhà thơ ngồi trong căn nhà rách nát trong lòng đau đớn xót xa, thương vợ con nheo nhóc, thương thân mình đến tận cuối đời vẫn vất vả đói nghèo.



, , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Hối hận, quả trứng chết người mà lạc thú sản sinh.
Remorse, the fatal egg that pleasure laid.
William Cowper
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên

XtGem Forum catalog