Hướng dẫn viết bài văn số 1: Đọc lại truyện cổ tích “Tấm Cám”. Hãy kể chuyện cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ Vua, mong được đoàn tụ.
DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG
1: TÌM HIỂU ĐỀ
Đây cũng là một đề làm văn kể chuyện tưởng tượng dựa vào một tình tiết trong truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám. Đề bài yêu cầu thể hiện tâm trạng cô đơn, nhớ chồng của cô Tấm, đồng thời dùng lời và ý nghĩ của Tấm để thể hiện tâm trạng đó.
2: SUY NGHĨ ĐỂ TÌM Ý, LẬP Ý
Người Việt Nam ai mà chẳng quen thuộc với cô Tấm, một cô gái hiền lành và chịu nhiều tai họa do bà dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ của cô gây nên. Tấm trong truyện là cô gái ít nói. Thuở thiếu nữ, cô hay khóc, sau khi lấy chồng bị bức hại, cô chỉ nói những lời căm thù. Mặt khác, truyện cổ tích rất ít quan tâm đến miêu tả nội tâm, tấm lòng nhân vật. Ngay khi đã từ quả thị bước ra, trở lại làm cô gái nhà bà hàng nước. Tấm hầu như không bày tỏ tình cảm nhớ nhà, nhớ Vua bao giờ. Như vậy làm đề bài này, người viết vừa phải sáng tạo ra nội tâm, tình cảm, ý nghĩ của Tấm, vừa phải sáng tạo ra lời văn để diễn đạt tâm trạng ấy của Tấm.
Muốn làm được điều đó em hãy tưởng tượng mình là Tấm, đặt mình trong hoàn cảnh của Tấm, thì em sẽ nghĩ gì, cảm thấy gì.
Tâm trạng của Tấm là tâm trạng đối với những sự việc vừa qua của cuộc đời cô. Nghĩ đến tình cảm nâng niu của bà hàng nước, Tấm càng nhớ tới người mẹ đã khuất và căm giận mẹ con Cám ác độc, tàn nhẫn. Tấm nhớ tới Vua, người đã nâng đỡ cô từ địa vị một đứa ở bị hành hạ lên hàng một hoàng hậu, nhớ tới tình cảm đằm thắm của chàng. Tấm cũng trách Vua sao không ra tay trừng trị Cám, và mong sớm đoàn tụ cùng vua.
3: DÀN BÀI SƠ LƯỢC
– Mở bài: hoàn cảnh của Tấm ( từ quả thị trở lại làm người).
Không có lời tạm biệt, cho dù bạn đang ở đâu, bạn cũng ở trong trái tim tôi.
There are no good
byes, where ever you'll be, you'll be in my heart.
Mahatma Gandhi