XtGem Forum catalog

Nhận định của Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai về văn học




ĐỀ BÀI: Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai có viết:


“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, sức sống của những tác phẩm vĩ đại. (Quá trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi – in trong “Công việc viết văn ”, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản 1985, trang 84).









Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.


BÀI LÀM


“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, sức sống của những tác phẩm vĩ đại.


(Quá trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi – in trong “Công việc viết văn ”, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản 1985, trang 84).


Nói đến Đặng Thai Mai, người ta thường nghĩ đến ngay một nhà văn hóa, một ngòi bút phê bình có tên tuổi cũng có lẽ cần nói thêm: ông còn là một nhà văn. Chính vì thế, sức nặng của nhận định trên không phải chỉ là sự đúc kết đầy chiêm nghiệm của một nhà phê bình từng trải thêm vào đó còn là cái tâm thực của sự thể nghiệm của người trong cuộc đã từng sáng tác và đã chịu đựng sự trả giá từ những quy luật nghiệt ngã trong sự sàng lọc của văn chương. Có phải thế chăng mà Đặng Thai Mai hạ bút: “ Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống” – một nhận xét mang tính lí luận về sự liên hệ giữa nhà văn và cuộc sống; nhưng qua ngòi bút của Đặng Thai Mai đã trở thành nhuần nhị như một lời tâm sự, rút ruột nói ra. Nhưng chủ quan mà không tự biện, ngòi bút của Đặng Thai Mai vẫn rất sắc sảo trong việc lí giải theo nguyên tắc diễn dịch: “ họ đã biết đời sống xã hội của thời đại” là cái nền, là cơ sỡ vững chắc để nhà văn “sâu sắc cảm thấy nỗi đau đớn của con người trong thời đại”, và dựa trên cơ sở những rung động phong phú về đời sống tâm hồn của “con người” thời đại ấy, mà vươn tới tầm cao của những giá trị tâm hồn “loài người”.


Nhận định trên của Đăng Thai Mai làm nổi bật nội dung cơ bản; mối quan hệ giữa nhà văn và cuộc sống. Đó chính là sợi dây vững chắc cho mọi cánh diều tài năng bay bổng vươn tới tầm cao của thời đại, của con người.


Goóc-ki trong suốt cuộc đời mình, với những trước tác đồ sộ, đã dành hẳn một khoảng lớn cho tác phẩm “Trường đại học của tôi ”, miêu tả những cảnh đời cơ cực mình đã đi qua. Có thể xem đó là một định nghĩa đầy văn học cho sự tương tác giữa nhà văn với cuộc sông, đó là một đặc trưng thẩm mĩ của văn học, của tác phẩm văn học mà nhịp nối là nhà văn – chủ thể sáng tạo. Cuộc sống với những hiện thực phong phú phức tạp vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ là một kĩ xảo, vờn vẽ. Lục Du, người đã viết hàng trăm câu thơ, lúc sắp mất trối lại cho con, lời trăn trối mang sức nặng chiêm nghiệm của một hồn thơ tài năng, đi trọn cuộc đời mới thấu hiểu nổi cái lẽ “Công phu của thơ là ở ngoài thơ”. Thì ra, sức nặng của trang thơ, của những con chữ lại chính ở cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó, để ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất bằng chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thanh âm của mọi số phận. Văn học ra đời từ cuộc sống một cách tự nhiên như đã trở thành quy luật, thông lệ nó quy trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Đứa trẻ lớn lên ngày càng một cứng cáp, tự khẳng định mình. Văn học càng cường tráng càng phải đẫm mình trong bầu sữa của bà mẹ cuộc sống. Nhà văn phải là người, nói như Nam Cao: mở lòng hòa với cuộc đời, đón bắt mọi âm thanh của cuộc sống “một ý văn Trăng sáng”. Và đó là điểm mấu chốt quyết định thành công nghệ thuật của văn thương mọi thời.


Song nếu như cái kết luận của văn sĩ Điền trong tác phẩm của Nam Cao kia là kết quả của một quá trình vật lộn nhọc nhằn, thì cái việc coi cuộc sống là “trường đại học chân chính” cũng hết sức công phu, đòi hỏi một bản lĩnh, một ý thức cao độ của người nghệ sĩ – điều mà không phải ai cũng có được, không phải cây bút nào cũng dễ dàng tìm được. Mỗi chúng ta, ai chẳng sống trong cuộc đời, nhưng để hiểu nó đâu phải là chuyện đơn giản, bằng cớ là không phải ai cũng có thể trở thành nhà văn, tuy việc khám phá hiện thực cuộc sống chưa phải là tất cả trong văn chương.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Giá như anh có thể thấy em khi em còn là cô bé, không có áo giáp để chống lại thế giới này... anh sẽ giữ em dưới đôi cánh của mình... anh sẽ bảo vệ em trước tất cả.
I wish I'd seen you as a little girl, without your armor to fend off the world...I would have kept you underneath my wing...I would protect you from everything.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên