Polly po-cket

Nhà văn Nga M.Goóc-ki: “Nghệ sĩ là con người biết khai thác … được hình thức riêng”. Anh (chị) hãy phân tích một số bài thơ để làm sáng tỏ quan điểm trên.




ĐỀ BÀI: “ nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng có được hình thức riêng” – Trích Nhà văn Nga M.Goóc-ki trong một bức thư gửi nhà đạo diễn Xtanixlapxki năm 1912.


Anh (chị) hãy phân tích một số bài thơ để làm sáng tỏ chất nghệ sĩ độc đáo theo quan niệm của M.Goóc-ki.


Array
Chất nghệ sĩ trong cái nhìn của Nhà văn Nga M.Goóc-ki (Ảnh:minh họa)








BÀI LÀM


“Con người vốn bản tính là nghệ sĩ ” – Goóc-ki có lần đã từng nói như vậy. Nhưng giữa nghệ sĩ và người thường luôn có một khoảng cách, bề ngoài tưởng như mong manh, nhưng lại không dễ gì vượt nổi. “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đỏ có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”. Có lẽ một trong những cái khác biệt để tạo ra khoảng cách giữa nghệ sĩ và người thường chính là ở chỗ đó. M.Goóc-ki thừa nhận điều này từ công việc sáng tạo của nghệ sĩ và các tác phẩm của họ.


Không phải ai cầm bút cũng đều là nghệ sĩ. Các nhà thơ cũng vậy. Họ đều có thể viết được thư nhưng để làm được thơ đích thực, thư có sức sống và chỗ đứng trong lòng người đọc thì không phải ai cũng làm được. Có những ấn tượng riêng, khai thác những ấn tượng riêng của chính mình là công việc thường xuyên của các nhà thơ – một thứ “sản xuất đặc biệt và cá thể” (Xuân Diệu Nhà thơ không chỉ viết bằng trí tưởng tượng, cảm xúc mà còn viết bằng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân – những cái đó có được là ở quá trình lăn lộn với cuộc đời, quá trình tìm hiểu con người và hiểu rõ hơn chính bản thân mình.


Những ấn tượng riêng của nhà thơ thì chỉ con người họ mới có bởi họ có được những giác quan nhạy bén, nhọn sắc, có khả năng nhìn thấy những điều mà mắt thường không thể thấy. Với các nhà thơ cổ, chuẩn mực cho phép mọi so sánh là thiên nhiên: Nguyễn Du tả Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài”, tả Thúy Vân: “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Nhưng với Xuân Diệu, cái riêng của nhà thơ lại là một chuẩn mực đều từ con người – con người ở phần sinh động nhất. Có lẽ trước những hàng liễu ta chỉ có thể cảm nhận nó vì đẹp: mềm mại duyên dáng gần với thiếu nữ phòng khuê, nhưng Xuân Diệu nhìn những hàng liễu với sự liên tưởn ở nhiều chiều.


Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang


Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng


(Đây mùa thu tới).


Liễu bỗng trở nên có hồn, có sự vận động bên trong – cùng một lúc ba hình ảnh: chịu tang, tóc buồn, lệ ngàn hàng được “chuyên chở” chí bằng liễu. Cặp mắt và trí tưởng tượng phong phú của Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc cảm nhận khác nhau, đa dạng và thú vị. Đó là kết quả của việc “khai thác những ấn tượng riêng” của bản thân nhà thơ nên nó khác với các nhà thơ xưa khi tả liễu.



, , , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Tôi chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai
nó luôn luôn đến đủ sớm.
I never think of the future
it comes soon enough.
Albert Einstein
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên