a. Trong "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", tác giả dân gian kể:
- Chuyện về tình cha con: là câu chuyện về nỗi đau đớn của người cha khi dứt ruột kết liễu đứa con mình vì cô công chúa ngây thơ đã vô tình có tội với dân với nước.
- Chuyện về tình vợ chồng chung thủy: là câu chuyện về mối tình ngang trái nhưng son sắt thủy chung của Trọng Thủy - Mị Châu. Hai vợ chồng tuy đứng ở hai bên chiến tuyến nhưng tình cảm của họ vẫn vô cùng sâu nặng. Vì thế mà họ đã sống chết thủy chung với lời thề.
- Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa: trong câu chuyện này, tác giả dân gian muốn giả thích một cách "nhẹ nhàng" nỗi đau mất nước và nhấn mạnh tinh thần cảnh giác, phê phán tính chủ quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu trong truyền thuyết này. Trong sự việc ấy có hai chi tiết được coi là quan trọng. Chi tiết Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu: "...Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?" và chi tiết Mị Châu đáp lời: "Thiếp có áo lông ngỗng, đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường". Hai chi tiết này đều là những mốc quan trọng góp phần vào việc dẫn dắt sự phát triển của câu chuyện. Chi tiết 1 như là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xẩy ra. Còn chi tiết 2 lôgíc với phần sau của truyện. Có chi tiết này mới có chuyện Trọng Thuỷ biết dấu đuổi theo, cha con An Dương Vương cùng đường và đều phải tìm đến cái chết.
Giả sử ta bỏ không kể sự việc này hoặc bỏ chi tiết "Mị Châu rắc lông ngỗng" thì câu chuyện chắc chẵn sẽ không tiếp nối được. Bởi sự việc ấy và chi tiết này là tiền đề cho các sự việc và chi tiết tiếp theo.
Có thể kể tiếp câu chuyện anh con trai lão Hạc trở về theo gợi ý sau:
- Anh con trai về, nghe ông giáo kể về cha.
Sự việc trọng tâm là ông lão đã sống như thế nào và ông lão đã giữ mảnh vườn ra sao ? Có thể kể các chi tiết:
Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc.
The ultimate authority must always rest with the individual’s own reason and critical analysis.
Dalai Lama