Soạn bài : Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều)
Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần nhỏ. Phần thứ nhất gồm 4 câu thơ đầu giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em. Phần thứ hai 4 câu thơ gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Phần thứ ba 16 câu còn lại gợi tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều. Từ miêu tả và giới thiệu chung, tác giả giới thiệu từng người. Theo trình tự giới thiệu Thúy Vân trước, sau đó giới thiệu Thúy Kiều. Không phải vì Thúy Vân được giới thiệu trước là quan trọng mà là tác giả cố ý đảo trật tự. Hãy chú rằng Vương Quan là em út lại được giới thiệu trước. Có thể thấy rằng, nhân vật trung tâm , quan trọng thì Nguyễn Du dành để giới thiệu sau cùng, với số câu nhiều hơn. (Vương Quan được giới thiệu 2 câu, Thúy Vân 4 câu, Thúy Kiều 16 câu.)
2: Thúy Vân được miêu tả, so sánh với trăng, với hoa, với ngọc, với mây và với tuyết. Những hình ảnh đó cho thấy Vân là người cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, khuôn mặt như trăng rằm, tóc óng hơn mây, da trắng hơn tuyết. Một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, quý phái.
Chân dung Thúy Vân tuy chỉ gợi tả trong 4 câu thơ nhưng khá rõ nét. Vẻ đẹp ấy mang tính cách và như dự báo trước số phận. Vẻ đẹp của Thúy Vân gợi ra sự hòa hợp, thân thiện với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Số phận của nàng sẽ bình lặng, suôn sẻ.
3: Khi tả Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những biện pháp ước lệ, vẫn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. Nhưng có mấy điểm khác so với Thúy Vân:
Vẻ đẹp của Kiều không được miêu tả cụ thể, chi tiết, mà được gợi ra một cách gián tiếp: “Nghiêng nước, nghiêng thành”. Vẻ đẹp đó cũng dự báo số phận long đong của nàng. Bởi vì vẻ đẹp sắc sảo mặn mà ấy là do thiên nhiên đố kị: ghen thua thắm, hờn kém xanh.
4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh về vẻ đẹp tài năng, về tâm hồn của Thúy Kiều. Nàng có nhiều tài và tài nào cũng đạt mức độ cao: Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Không những thế, Kiều còn là người giàu tình cảm, nàng sáng tác khúc Bạc mệnh làm cho ai nghe thấy cũng cảm động, xót xa.
5: Khi miêu tả, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hiền lành. Chính vì vật mà mây thua, tuyết nhường.Mà khi đối tượng đã nhường, đã thua thì không có gì căng thẳng, mâu thuẫn. Mọi việc sẽ suôn sẻ, hanh thông. Trái lại, vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho nghiêng nước, nghiêng thành. Như thế đã gây ra tai họa cho người ta. Không những thế, vẻ đẹp đó lại còn làm cho hoa ghen, liễu hờn. Khi hoa, liễu, những cỏ cây vô tri, vô giác còn hờn, còn ghen thì con người sẽ gây khó dễ cho nàng là lẽ tất nhiên. Đời nàng sẽ khó yên ổn, bình lặng.
Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thúy Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn Thúy Kiều thì thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Nàng không những phải bán mình, phải vào lầu xanh, phải làm đầy tớ, rồi lại bị hầu rượu Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho thổ quan. Đến mức nàng phải tự tử ở sông Tiền Đường. Về sau tuy được sum họp với Kim Trọng, nhưng tình vợ chồng cũng chỉ là tình bạn bầy mà thôi.
Trị dân dùng pháp chế, hình phạt là chính, dân không dám làm điều phạm pháp, trị dân dùng đạo đức, dùng phép tắc, lòng tốt và nhân cách sẽ cảm hoá được dân.
Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách.
Khổng Tử