Pair of Vintage Old School Fru

Bài 26 – Tiết 1 : Thuế máu (trích) – Nguyễn Ái Quốc – Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2




Hướng dẫn làm bài tập SGK Ngữ văn Lớp 8, Tập 2


Đọc – hiểu văn bản









Câu 1. Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả.


– Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân.


Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ ‘Chiến tranh và người bản xứ’ đến ‘Chế độ lính tình nguyện’ rồi chỉ ra ‘Kết qua của sự hi sinh’, các phần nối tiếp như thế… chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.


Câu 2. a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra.


– Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật.


– Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh (các từ ngữ, các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng).


b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.


– Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.



, , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Tuổi tác ghi nếp nhăn lên cơ thể. Bỏ cuộc ghi nếp nhăn lên tâm hồn.
Age wrinkles the body. Quitting wrinkles the soul.
Douglas MacArthur
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên