Một ngày tháng 6 năm 2005, tôi đang ngồi soạn bài một mình dưới ánh đèn hiu hắt, bỗng nhiên tiếng chuông điện thoại vang lên một cách gấp gáp. Tôi nhấc máy alô mấy tiếng, thì đầu bên kia mới truyền lại một giọng nói của đứa bé gái sợ sệt và yếu ớt “có phải mẹ đó không? Mẹ ơi”. E rằng làm đứa bé kinh sợ, tôi hỏi rất nhỏ nhẹ “Con tìm ai”?
Tôi nghe rõ một giọng nói vô cùng bi thương nhưng rất bất khuất hàm chứa một khát vọng, “Con tìm mẹ, có phải mẹ không vậy”?
Tôi hiểu, đây là một đứa trẻ đang tìm mẹ, tôi cố ý kéo dài gọng nói : “Con là...?”
Đứa trẻ như rất gấp không thể chờ đợi được, nó sợ tôi gác máy nên tiếng nói đã lớn hẳn lên “Con là An An đây!”
Tôi lấy tư cách của người mẹ hỏi: “An An con đang ở đâu vậy”. Tôi nghe từ bên kia tiếng híc híc, tiếng khóc đứa bé lớn dần. Tôi cũng lớn giọng hỏi: “Con ngoan, có chuyện gì nhanh nói cho mẹ biết, con đang ở đâu?
Thì đầu bên kia truyền lại một âm thanh của tiếng khóc thút thít: “Mẹ, con ở nhà có một mình, con rất sợ, con chưa ăn cơm và Ba thì chưa về, con đã làm bài tập xong, con rất biết nghe lời. Mẹ! Sao mẹ vẫn chưa về nhà? Ba nói: mẹ đã đi một nơi rất xa, khi nào con khôn lớn và hiểu chuyện mẹ sẽ về. Mẹ! Bây giờ con đã khôn lớn rồi, các môn học của con đều đứng đầu lớp, sao mẹ lại chưa chịu về?”
Tim tôi như thắt lại, nhưng giọng của đứa trẻ làm cho tôi sa vào một cảm giác hoang mang và buồn rười rượi, tôi nhìn ra cửa sổ cái màng cửa cứ dường như nặng trịch và dùn xuống một cách sâu lắng. Tôi không biết nên kết thúc cuộc nói chuyện này như thế nào? Chỉ nhớ tôi lấy tình thương của một người mẹ nói với bé: “Con yêu, nếu con sợ, nếu con nhớ mẹ, thì cứ gọi điện cho mẹ, con nhớ nhé, mẹ lúc nào cũng nhớ con”.
Đứa trẻ rất vui nói với tôi, con đã tìm hết quyển danh bạ điện thoại mới tìm ra tên mẹ và tra được số điện thoại và con bé rất đắc ý nói tiếp: “Mẹ, mẹ rất là khó tìm, có một lần con gọi và người bắt máy là một bà cụ nên con lập tức gác máy, có lần khác người bắt máy lại là một người chú, con nói con muốn tìm mẹ thì người đó đã quát la con rất là hung dữ, con hoảng hốt tí nữa là khóc lên, nhưng con không sợ. Con đã gọi 9 lần mới gặp được mẹ, con vui lắm”.
Tôi thật là không nghe nỗi nữa, không biết đứa bé này gặp cảnh ngộ thế nào? Bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, nhà ở đâu. Nhưng tôi không dám hỏi, đã là mẹ sao không biết mọi việc của con gái, nếu hỏi con bé sẽ nghi ngờ.
Từ hôm đó về sau, mấy ngày liên tiếp chuông điện thoại reng là tôi đi bắt máy. Rồi dần dần tôi cũng biết đuợc hoàn cảnh cửa đứa bé. Nó học lớp 2 trường tiểu học Vũ Xương, cùng tuổi với con gái tôi. Mỗi ngày đón xe bus khoảng 1 tiếng đồng hồ để đến trường, trưa thì mua 1 hộp cơm nhỏ để ăn, ba thường về nhà rất trễ. Con bé là học sinh giỏi toán nhất của lớp. Tôi còn biết tên của bé là Hoàng Oanh, thường gọi là An An, nó hát rất hay, những lúc gọi điện cho tôi nó thường hát cho tôi nghe một bài hát mới.
Tháng 7, trường đã cho nghỉ hè, cả nhà tôi đi du lịch ở Bắc Kinh 1 tháng, tối hôm đi du lịch về chuông điện thoại vang lên, tôi vừa nhấc máy thì nghe giọng của An An rất ấm ức nói rằng ngày nào nó cũng gọi điện cho tôi nhưng không có người bắt máy. Con bé hỏi tôi: “Mẹ! Mẹ đi đâu, trường nghỉ hè, bạn bè con đều được ba mẹ dẫn đi chơi. Còn con thì chỉ ở nhà có một mình, cho đến người nói chuyện củng không có, thật là cô độc. Mẹ con rất muốn mẹ dẫn con đi chơi, bạn bè con đều đi xem chiếc cầu lớn của sông Trường Giang, nói là rất đẹp, chỉ có con là không được ai dẫn đi cả”.
Lòng tôi cứ run lên, và đứng im lặng, thật tội cho con bé, chẳng lẽ tôi nói, tôi mất bận dẫn con gái đi Bắc Kinh rồi.
Tôi bắt đầu bịa đặt nói dối: “Nghỉ hè này mẹ bận đi công tác nước ngoài, sau này nếu có thời gian nhất định sẽ đưa con đi tất cả những nơi mà con muốn đi”
Thi giữa học kỳ xong không lâu An An lai gọi địên đến báo cáo tất cả thành tích của nó, con bé nói: ngữ văn đạt 99 điểm, đứng nhất lớp. Đứng thứ nhì là Diệp Lệ Lệ, 98 điểm, mẹ bạn ấy tặng bạn ấy một hộp socola lớn. Ngồi cùng bàn của con là Trương Hoa Đình chỉ được 72 điểm bị ba đánh một trận sưng đỏ cả mông.
Tôi hỏi: ba tặng con món quà gì? Tiếng điện thoại bỗng im thim thiếp, một hồi lâu con bé mới nói: “Từ xưa đến nay ba không đói hoài gì đến con cả, có mấy lần cô giáo muốn phụ huynh ký vào vở bài tập, nhưng ba về quá trễ nên con đã giả chữ ký và cô giáo biết được và phê vào vở con là: “Con là một học sinh nói dối, không thành thật”. Mẹ, sau này con không dám nữa. Mẹ! Khi nào mẹ mới trở về nhà, mẹ về là có người ký tên cho con rồi”.
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! Ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con. Và nếu thành tích không tốt mẹ cũng sẽ đánh đòn con đó”. Bên kia là một giọng cười vui vẻ và kế tiếp là một âm thanh nhỏ nhẹ nhưng ngọt ngào “mẹ, bye bye”.
Hai tuần sau, An An lại gọi điện đến, cũng một giọng nói rất hào hứng “mẹ, lần này thi môn toán chỉ được 72 điểm, mẹ mau về đánh đòn con đi”. Tôi rất kinh ngạc bởi niềm vui đó, tôi hiểu rõ nỗi khổ tâm của An An, vì muốn được mẹ trừng phạt đánh đòn, vì muốn có một giấc mơ ấm áp tình thương mà đã làm nên “hành động oanh liệt” sao mà bi tráng tự nhiên, tôi nghiêm khắt phê bình An An, trách nó sao cứ làm tôi lo lắng về việc học của nó. Tôi lại thêm một lần nói dối, tôi nói: “Mẹ sắp đi công tác nước ngoài rồi, không có thời gian đến thăm con. Con bé khóc ré lên, khóc một cách uất ức. Con bé sụt sùi nói “con sai rồi, con đã nói dối. Thật ra con rất muốn được 79 điểm thôi, nhưng cũng vẫn 97 điểm. Vì con muốn gặp mặt mẹ một lần nên mới nói dối như vậy, con xin cam đoan sau này con sẽ không để mẹ lo nữa”.
Năm ngày liên tiếp tôi cứ đợi điện thọai An An, vào lúc 2 giờ khuya ngày thứ 6, điện thoại lại vang lên một cách khẩn gấp, bên kia là giọng của một người đàn ông chần chừ và ngần ngại “xin lỗi, tôi là ba của An An, con bé bị bệnh, sốt cao, lại cứ nói nhẩm, muốn gọi điện thoại cho mẹ. Tôi biết như vậy hơi liều, chúng ta không quen nhau, nhưng tôi không biết vì sao An An lại cứ nhớ rõ số điện thoại của Cô, con bé còn nói: còn mấy ngày nữa là đến ngày 13 tháng 11 là sinh nhật của nó, nó mong muốn được gặp mặt mẹ một lần. Trái tim tôi đột nhiên như co lại: “An An thế nào rồi, hãy nói rõ cho tôi biết. Hoàn cảnh của anh chị như thế nào? Tại sao mẹ của An An không ở chung?”
Tiếng điện thoại bên kia như nhỏ dần: “Xin cô đừng quá lo, An An chỉ bị viêm phổi, hiện tại khá nhiều rồi, hoàn cảnh chúng tôi sau này tôi sẽ nói rõ, chỉ xin lỗi con bé thôi.”
Tôi nói “thôi đừng nói nữa, cho con bé nghe điện thoại đi “mẹ!!! mẹ...” một âm thanh như chờ đợi đã lâu, như làm nghiền nát tim tôi. “Mẹ, con bị bệnh đang nằm ở bệnh viện, mấy bạn khác đều có mẹ mà chích thuốc còn khóc, con rất kiên cường, chỉ có nhớ và muốn mẹ đến cùng con. Mẹ! Mẹ có thể đến thăm con được không?”
Cổ họng tôi dường như nghẹn lại, một hồi lâu tôi nói lắp bắp được 1 câu “con gái!” Cô... mẹ nhất định sẹ đến thăm con”. Tôi quyết định vào ngày sinh nhật An An sẽ mua thật nhiều quà đến tặng con bé.
Vào buổi chiều ngày 13 tháng 11 tôi mua 1 hộp chocolate và cột lên một cái nơ rất xinh và viết lên đó “Chúc con gái yêu của mẹ sinh nhật thật vui”. Tôi đến trường tiểu học An An tìm cô giáo Trương Ngọc Hà, nói rõ việc tôi tìm đến, cũng có nói những cuộc điện thoại kỳ duyên của tôi và An An, cả văn phòng im phăng phắc.
Cô Hà nói: “Hoàng Oanh là học sinh mà cô thương nhất. Con bé học rất tốt, lại rất hiểu chuyện, nhưng bất hạnh, năm 2 tuổi cha mẹ đã ly hôn. Hoàn cảnh con bé làm cho người người xót xa, cha đứa bé thì tinh thần sa sút, nhậu nhẹt. Cho dù mấy lần họp phụ huynh đều không thấy người đến họp. Hoàng Oanh hoàn toàn dựa vào sức học tập của chính mình, không có ai chỉ dẫn con bé, nó tự giác học tập, thật là một đứa trẻ hiếm có”.
Cô Hà cầm quyển vở bài tập đưa cho tôi nói “đây là một tác phẩm văn chương tuyệt tác có tựa đề là “Mẹ tôi” viết rằng: “Tôi chưa gặp mặt mẹ tôi, ba nói mẹ đi đến một nơi rất xa và rất xa. Nhưng tôi thường gọi điện thoại và nghe được tiếng nói của mẹ, âm thanh của mẹ rất ngọt, tôi nghĩ mẹ của tôi rất xinh. Mẹ nói mẹ sẽ từ một nơi rất xa về thăm tôi, mẹ còn nói tôi là đứa trẻ biết chuyện nhất trên đời. Tôi còn có một nguyện vọng, nguyện vọng này chỉ nói với cô Hà đó là “một ngày nào đó mẹ sẽ về ký tên lên tất cả những quyển vở bài tập của tôi và có thể nhìn thấy tôi ở đoàn biểu diễn nghệ thuật. Mẹ nhất định sẽ rất vui”, đọc đến đây, ánh mắt tôi lờ mờ và nhòa đi trong dòng lệ.
Tôi nói với cô Hà: “Nhờ cô tìm tất cả vở bài tập của An An để tôi ký vào”. Và viết một lời bình sau bài văn đó: “Con gái! Bài con viết rất hay, mẹ xem mà lệ lòng cứ từng giọt từng giọt rơi xuống. Con yêu, con nên tin tưởng, từng giây, từng phút mẹ luôn ở bên cạnh con. Ngày sinh nhật con, mẹ tặng con hộp chocolate, đây là món quà khích lệ lớn nhất với con. Sinh nhật năm sau, mẹ nhất định sẽ đến bên cạnh con.”
Tôi không biết, tôi làm như vậy có thể an ủi An An được tí nào không, nhưng tôi tự hứa với lòng mình những ngày sau này tôi sẽ cố gắng đem tất cả tình thương của người mẹ làm cho từng giọt từng giọt thấm ngầm vào tâm linh của con trẻ.
Như Nguyện dịch
Theo Jiawengongshang
Khi một người không cho rằng sự tồn tại của mình là hiển nhiên mà thấy nó là điều bí ẩn vô cùng, tư tưởng bắt đầu.
As soon as man does not take his existence for granted, but beholds it as something unfathomably mysterious, thought begins.
Albert Schweitzer