The Soda Pop

Soạn bài: Xin lập khoa luật

Hướng dẫn Soạn bài: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
Câu 1:
- Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm: "kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong


Hướng dẫn Soạn bài: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)


Câu 1:


- Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm: "kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ".


– Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng đồng thời phải có chính lệnh. "Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật".


– Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây: "phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị phiếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc…"


   Từ việc này có thể thấy tác giả rất đề cao luật, đề cao những người hiểu biết về luật và có khả năng dùng luật để điều khiển công việc quốc gia.


Câu 2:


- Theo Nguyễn Trường Tộ, kỉ cương, uy quyền, chính lệnh để duy trì sự tồn tại của đất nước. Vì vậy, tác giả khẳng định: "Bất luận quan hay dân mọi người đểu phải học luật nước", "quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn".


- Ông chủ trương như vậy vì luật đã bao trùm lên tất cả. Nếu đất nước không có các bộ luật thì làm sao giữ được kỉ cương phép nước. Từ quan cho đến thứ dân đều phải hiểu và làm theo luật. Xưa đã đúng, nay càng thấy đúng và thấm thía hơn.


Câu 3:


   Theo tác giả, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp. Bởi: "Biết rằng đạo làm người không gì bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa. Nhưng các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vật xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm?". Hơn thế nữa, "từ xưa đến nay các vua chúa năm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị dân được".


Câu 4: Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:


   Dù lời văn đề cao pháp luật, nhưng theo ông, luật pháp và đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau. Tác giả khẳng định: "Nếu bảo luật chỉ tố cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử thì mọi quyền, mọi pháp trong luật đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? …" Theo Nguyễn Trường tộ, cái đức của pháp luật ấy chính là lẽ công bằng. Chí công vô tư chính là cái gốc của đức trong luật.


Câu 5:


   Để tăng thêm sức thuyết phục với nhà vua, Nguyễn Trường Tộ đưa ra quan niệm luật của đạo Nho: "Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đểu đầy đủ". Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, chỉ nói suông không có tác dụng, "không làm cũng chẳng ai bị phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng". Vì vậy, pháp luật phải gắn liền với thực tiễn hành động của con người. Đó là làm theo pháp luật. Tác giả lấy ngay lời của Khổng Tử: "Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt", "Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc". Đây chính là biện pháp lập luận "gậy ông đập lưng ông". Tác giả đưa ra dẫn chứng "Thử xem có những nhà nho suốt đời đọc sách đáng lẽ cử chỉ của họ phải làm khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người cuộc đời của họ và ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác."


   Lời lẽ ấy như đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có tình trạng như vậy? Chỉ có thể trả lời là do họ không được học luật. Vì vậy mới cần có luật.


Các bài soạn văn lớp 11 hay khác:



  • Mục lục Soạn văn 11 Tập 1 full

  • Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

  • Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Tác phẩm

  • Thực hành về thành ngữ, điển cố

  • Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

  • Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)

  • Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

  • Ôn tập văn học trung đại Việt Nam


  • 2016-12-01 13:21
   
Để Lại Nhận Xét
   
Không phải mức độ giàu có tạo nên hạnh phúc mà đó là sự gần gũi của trái tim với trái tim và cách chúng ta nhìn thế giới. Cả hai thái độ này đều nằm trong tầm tay ta... một người hạnh phúc chừng nào anh ta còn chọn để mình hạnh phúc, và không ai ngăn cản anh ta được.
It is not the level of prosperity that makes for happiness but the kinship of heart to heart and the way we look at the world. Both attitudes are within our power... a man is happy so long as he chooses to be happy, and no one can stop him.
Aleksandr Solzhenitsyn

Soạn bài: Xin lập khoa luật,xin lập khoa luật giáo án,soạn bài thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng,soạn bài xin lập khoa luật violet,bố cục xin lập khoa luật,bố cục bài xin lập khoa luật,trả lời câu hỏi bài xin lập khoa luật,soạn bài ôn tập văn học trung đại việt nam,xin lập khoa luật tuthienbao

Ngẫu Nhiên