Câu 1: Bố cục 3 phần:
- Đoạn 1 (từ đầu đến ... "Nay sức, Lê Thăng"): giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng.
- Đoạn 2 (tiếp đó đến ... "Vâng"): những người bị bắt đi xem bóng đá trực tiếp xin ông lí (lí trưởng)
- Đoạn 3 (còn lại): cảnh lùng sục bắt người đi xem bóng đá.
Cách dựng truyện với tính chất bi hài với nội dung cốt truyện đã bộc lộ được mẫu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao cho chính quyền Pháp phát động. Sự thúc ép của các cấp chính quyền từ tỉnh xuống xã, việc hành hạ nhân dân tất cả chỉ để làm vừa lòng bọn thực dân kia. Xem đá bóng phải bắt cho đủ số người quy định, tìm người đi xem bóng đá mà như việc đi lùng tội phạm vậy, mọi người ai cũng né tránh tìm cách lẩn trốn, bọn hương lí thừa cơ hội bòn rút tiền của của dân chúng. Đó là một cảnh tượng rất hỗn độn, nhố nhắng của một cái xã hội thối nát, một tấn bi kịch cười ra nước mắt.Đằng sau tiếng cười ấy Nguyễn Công Hoan muốn cho người đọc thấy được những cảnh đời éo lé, số phận thật đáng thương của những con người bị sống trong một xã hội nực cười đó.
Câu 2:
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mẫu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà thậm trí trốn tránh.
Trên cơ sở những mâu thuẫn đó, mỗi cảnh tình riêng lại có những nét hài hước riêng.
- Anh Mịch không chỉ lạy lục van xin, mà lời lẽ của anh tha thiết đến năn nỉ ông lí xin không đi xem bóng đá. Đáp lại sự van xin của anh Mịch là thái độ dọa dẫm, phủ nhận của ông Lí: "kệ mày", ... Cái tinh thần thể dục kia chẳng biết vui vẻ đến mức nào, chỉ thấy bao người khốn khổ vì nó, đến cả ông lí cũng lo sốt vó "tao thương chúng mày thì ai thương tao".
- Bác Phô gái "dịu dàng đặt cành cau lên bàn", đây là lễ vật đến xin ông Lí "đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội", nhưng ông Lí cũng không chấp nhận. Đến cả người ốm cũng không tha. Thật khốn khổ và nực cười.
- Ở một hoàn cảnh khác, bà cụ Phó biếu ông lí ba hào để đút lót, mượn người đi thay. Đây cũng là dịp để bọn chức dịch "đục nước béo cò".
- Người có tiền thì vậy, người không có tiền thì xin, xin không được thì trốn sang làng bên lánh nạn. Thằng Cò phải ôm con nằm trong đống rơm. Nhưng cuối cùng cũng bị lôi ra.
Tất cả những chi tiết trong truyện đã tạo nên một tiếng cười trào phúng châm biếm sâu say vào thực tại xã hội. Tiếng cười đó Nguyễn Công Hoan muốn ném thẳng vảo mặt cái chế đọ thực dân thôi nát.Mâu thuẫn chính là một phong trào nghe có vẻ rất có ích những tại sao người dân lại phản đối và né tránh kịch liệt như vậy? Bởi rằng cách mà bọn thực dân làm như một trò hề, thể hiện sự lố lăng của bọn thực dân mang danh đi khai sáng văn hóa dân tộc Việt Nam. Một hành đồng phi văn minh chứ không giống cái danh của nó.
Câu 3: Ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục
Nguyễn Công Hoan mang đến tiếng cười, nhưng tiếng cười đó là tiếng cười ra nước mắt.Một mặt phê phán sự bịp bợm của bọn thực dân phong kiến trong xã hội đương thời.Một mặt khác qua tiếng cười trào phúng đó cũng thể hiện lên được cái nỗi đau không chỉ nỗi đau của riêng tác gải mà nỗi đau cho toàn thể dân tộc khi phải cúi dưới gầm của bọn thực dân phong kiến, nỗi đau mất nước.
Các bài soạn văn lớp 11 hay khác:
Tình yêu giết chết thời gian, nhưng thời gian cũng giết chết tình yêu.
Ngạn ngữ Anh