Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Hướng dẫn Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Bố cục của đoạn trích: 2 phần
- Phần 1 (từ đầu đến quê hương xử sở):


Hướng dẫn Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)


Bố cục của đoạn trích: 2 phần


- Phần 1 (từ đầu đến quê hương xử sở): thủy trình của sông Hương


- Phần 2 (còn lại): dòng sông của lịch sử thơ ca


Câu 1:


a. Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.


- Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: "Bản trường ca của rừng già", những hình ảnh đầy ấn tượng: "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn", sự mãnh liệt thể hiện qua những ghềnh thác, cuộn sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…


- Vẻ dịu dàng, say đắm: sắc màu rực rỡ ("những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng").


- Dòng sông được nhân hóa như một cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho "cô gái" một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.


b. Ngay từ đầu trang viết người đọc đã cảm nhận được sự cảm nhận tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thù, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.


Câu 2:


   Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bằng ngòi bút sắc sảo tác giả lại tái hiện thêm lần nữa con sông với vẻ đẹp lãng mạn. Sông Hương được ví như: "người đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoang dại" được "người tình mong đợi đến đánh thức". Quả là một liên tưởng đặc biệt. Qua đó ta nhận biết được ngòi bút của nhà văn lột tả được năng lực qua sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng tạo nên những câu văn mang đậm màu sắc và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Sông Hương đến đây uốn mình theo đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Dòng sông đã được gán cho có linh hồn, biết ý thức và đi tìm một thứ gì đó với nó. Dòng sông mềm mại như "tấm lụa", sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, nó vẫn "trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách". Bằng cách vận dụng kiến thức văn hóa, văn học tác giả đã khiến người đọc ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thời trước.


Câu 3:


   Sông Hương khi chảy và thành phố có nét đẹp riêng. Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật "dịu dàng, tình tứ, đắm đuối": "chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non", sông Hương "uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hiến", đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu, "nghìn cánh hoa đăng bồng bềnh" làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có "những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố ...". Quả đúng như câu thơ Thu Bồn:



Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu


Câu 4:


   Tác giả đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dang, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.


Câu 5: Nét đặc sắc của văn phong tác giả qua đoạn trích:


- Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết đối với quê hương, xứ sở và đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.


- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm của bản thân.


- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…


- Có sự kết hợp hài hóa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.


Các bài soạn văn lớp 12 khác:



  • Mục lục full

  • Mục lục soạn văn lớp 12 tập 1 full


  • Bác ơi! (Tố Hữu)

  • Tự do (P.Ê-luy-a)

  • Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

  • Quá trình văn học và phong cách văn học

  • Người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân)

  • Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

  • Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

  • Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp)

  • Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

  • Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1


  • 2016-11-29 15:14
   
Để Lại Nhận Xét
   
Cuộc sống không có sự tha thứ chỉ là tù ngục.
A life lived without forgiveness is a prison.
William Arthur Ward

Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông,soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông violet,soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông nâng cao,soạn bài những ngày đầu của nước việt nam mới,giáo án ai đã đặt tên cho dòng sông,bố cục bài ai đã đặt tên cho dòng sông,ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường,tóm tắt bài ai đã đặt tên cho dòng sông,bài giảng ai đã đặt tên cho dòng sông

Ngẫu Nhiên