Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của U.Sếch-xpia. ở thành Vêrôna nước ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Mông-te-ghiu và Ca-piu-let. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu yêu Giu-li-et, con gái họ Ca-piu-let. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc cãi lộn, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li-et ép nàng phải lấy bá tước Pa-rix. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lô-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu lại đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp.
Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật chính và sự hoà giải của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của tác phẩm lại thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả đối với sự chiến thắng của lí tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tình yêu say đắm thuỷ chung của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và thù địch của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.
Câu 1:
Từ lời thoại 1 đến lời thoại 7 là độc thoại của hai nhân vật. Tác giả để hai nhân vật tự nhiên bộc lộ tình cảm của mình, qua đó thể hiện mối tình say đắm của hai người.
Từ lời thoại 8 đến lời thoại 16 là lời đối thoại giữa hai người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ. Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-et. "Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về".
Vượt lên mọi giàng buộc, mọi quy định của gia đình quý tộc, nàng Giu-li-et dám nói lên một cách thành thực tình yêu chân thành say đắm của mình, "Chàng Môn-ta-ghiu tuấn tú ơi, em yêu chàng say đắm; ... ngờ em là kẻ trăng hoa". Lời nói của Giu-li-et cũng là lời tuyên ngôn của những người trẻ tuổi.
Lời thề hẹn của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Bút pháp lãng mạn và chất liệu hiện thực đã tạo nên một mối tình đẹp và Rô-mê-ô và Giu-li-et.
Câu 2: Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện qua đoạn trích
- Trong lời thoại của Rô-mê-ô: Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em…
- Trong lời thoại của Giu-li-ét: Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi…
Câu 3: Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua lời thoại đầu tiên.
Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét.
Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một số điều đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ của nàng.
Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.
Câu 4: Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et nảy sinh trong một hoàn cảnh rất éo le, đó là mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Vì thế tâm trạng của Giu-li-et sau buổi găp gỡ diễn biến rất phức tạp. Nó diễn biến qua các chặng sau:
+ Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rô-mê-ô và những lo lắng tình yêu của mình sẽ gặp trở ngại.
+ Vô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rô-mê-ô đang đứng trong vườn. Nàng lo lắng cho người yêu.
+ Nàng tin tưởng vào tình yêu của Rômêô và luôn lo lắng cho sự an nguy của chàng.
Giu-li-et cũng yêu Rô-mê-ô tha thiết, nhưng với trái tim phụ nữ nhạy cảm nàng lo lắng cho mối tình đầy ngang trái của mình. Song tâm trạng của Giu-li-et cho thấy nàng là một cô gái có trai tim biết yêu say đắm, nàng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.
Câu 5: Việc giải quyết vấn đề tình yêu và thù hận
Vấn đề thù hận dòng họ: thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.
Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô.
Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạn, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch.
Câu 1:
- Bình luận câu nói trên: tình yêu là vấn đề muôn thuở của văn học, của con người trong mọi thời đại, trong mọi nền văn học. Nói đến con người là nói đến khát vọng tình yêu bởi vì tình yêu là tình cảm thiên liêng, thể hiện con người và tâm hồn con người một cách sinh động và chính xác nhất. Cho nên, ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng là khẳng định con người. Đây là một ý kiến đúng đắn.
- Phân tích và chứng minh câu nói trên qua đoạn trích Tình yêu và thù hận. Phân tích tình yêu say đắm của hai nhân vật qua diễn biến câu chuyện và qua các lời thoại.
Câu 2: Bài tập này yêu cầu HS nhập vai hai nhân vật, diễn tả được cảnh gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Chú ý các lời thoại, nét mặt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ... của các nhân vật.
Các bài soạn văn lớp 11 hay khác:
Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều
đó là sống với kết quả suy nghĩ của người khác. Đừng để âm thanh của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life. Don’t be trapped by dogma — which is living with the results of other people’s thinking. Don’t let the noise of others’ opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition. They somehow already know what you truly want to become. Everything else is secondary.
Steve Jobs