XtGem Forum catalog

Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Hướng dẫn Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Câu 1: Người ta phỏng vấn và


Hướng dẫn Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn


I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn


Câu 1: Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đề làm gì?


- Khi cần tìm hiểu tình hình thực tế, lấy ý kiến của nhiều người.... người ta mới phỏng vấn.


- Vậy phỏng vấn nhằm tìm hiểu, điều tra thực tế hoặc tìm minh chứng cho một vấn đề, giả thuyết...


Câu 2:


   Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Trả lời phỏng vấn là để hợp tác với người phỏng vấn nhằm giúp họ tìm ra sự thật. Đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh, đồng thời là bổn phận của mọi người trong xã hội.


II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn


1. Chuẩn bị phỏng vấn


a. Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn phải tính đến thời gian, địa điểm phỏng vấn. Sở dĩ phải quan tâm đên tất cả các yếu tố chi phối trên là vì, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn. Cho nên, nếu xác định được chủ đề (nội dung), mục đích và đối tưởng thì chưa đủ.


b.


- Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá nhận thức, thái độ của người xin việc làm là đối tượng công ty để quyết định có nhận người được phỏng vấn làm việc tại công ty hay không?


- Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về nhận thức đối với công ty, đối với công việc mà công ty đang cần tuyển dụng nhân sự, về khả năng cống hiến cho công ty của đương sự...


- Đối tượng phỏng vấn là người đến xin việc làm tại công ty.


   Ngoài ra, có thể xác định thêm các yếu tố: phương pháp phỏng vấn (các câu hỏi tự luận), thời gian, địa điểm phỏng vấn...


c. Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ cảm giác của mình về an toàn giao thông.


2. Tiến hành phỏng vấn


a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:


- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.


- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.


- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.


b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.


c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.


3. Biên tập sau khi phỏng vấn


a. Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực (người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn).


b. Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn. Có thể thêm những miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn nếu cần.


III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn


   Ngoài thái độ thẳng thắn, chân thành, trả lời chính xác, đầy đủ, trung thực nội dung câu hỏi, người được phỏng vấn cần phải cố gắng trả lời sao cho ngắn gọn, hấp dẫn và phải biết giữ thái độ lịch thiệp, cùng hợp tác và tôn trọng người phỏng vấn.


IV. Luyện tập


Câu 1: Cần quan sát hoặc đọc kĩ nội dung cuộc phỏng vấn để đưa ra nhận xét chính xác nhất. Nên thảo luận theo từng nhóm để lấy ý kiến đa số.


Câu 2: HS nêu nhược điểm của mình nhưng nhược điểm đó không gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm. Muốn vậy cần tự tìm trong những nhược điểm của mình một nhược điểm dễ được thông cảm nhất. Chẳng hạn có thể nêu lên những nhược điểm phổ biến sau đây:


a. Thường ngủ dậy muộn


b. Ngại làm những công việc nặng nhọc


c. Rất hay tin người


Câu 3: Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.


   Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.


Các bài soạn văn lớp 11 hay khác:



  • Mục lục Soạn văn 11 Tập 1 full

  • Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

  • Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

  • Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

  • Luyện tập viết bản tin

  • Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

  • Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

  • Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

  • Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)

  • Ôn tập phần Văn học

  • Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn


  • 2016-12-01 03:33
   
Để Lại Nhận Xét
   
Tôi luôn tin rằng sự thông minh của một người được phản ánh trực tiếp bằng số quan điểm đối lập mà người đó có thể đưa ra cùng lúc về cùng một chủ đề.
I've always felt that a person's intelligence is directly reflected by the number of conflicting points of view he can entertain simultaneously on the same topic.
Abigail Adams

Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn,soạn bài luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn,luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ngu van 11,soạn bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuthienbao,soạn bài vĩnh biệt cửu trùng đài,soan bai luyen tap phong van va tra loi phong van,giáo án bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Ngẫu Nhiên